Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chữ Việt Sơ Khởi - Hiện Tại - Tương Lai (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)

Go down

Chữ Việt Sơ Khởi - Hiện Tại - Tương Lai (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn) Empty Chữ Việt Sơ Khởi - Hiện Tại - Tương Lai (Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)

Bài gửi by Admin 21/1/2020, 14:40

CHỮ VIỆT SƠ KHỞI - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI
(Tác giả Nguyễn Thiện Toàn)


Phần 1: Chữ Việt sơ khai

Vào thế kỷ 16 và 17 các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ Đào Nha, Ý và Nhật Bản dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha đã tới hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài của người Việt thì họ bắt đầu tạo ra một hệ thống ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latinh hầu giúp việc truyền bá đạo Công giáo. Nỗ lực của họ đúc kết bằng cuốn Từ điển Việt–Bồ–La do Alexandre de Rhodes soạn, trong đó có 9.000 mục từ và hơn 1 vạn từ ngữ Việt dịch ra tiếng Bồ Đào Nha và Latinh. (link tham khảo Bản gốc (1651): https://upload.wikimedia.org/…/Dictionarium_Annamiticum_Lus…
Bản in tại VN năm 1991: https://drive.google.com/…/0BzJvm5J8CAqSV09oWk1wMnNUbTA/view
Từ điển Việt–Bồ–La ( Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) là một cuốn từ điển bằng ba ngôn ngữ: La Tinh–Bồ Đào Nha–Việt do giáo sĩ Công giáo và nhà từ điển học Alexandre de Rhodes biên soạn sau 12 năm hoạt động ở Việt Nam, và được Thánh bộ Truyền bá Đức Tin (Sacra Congregatio de Propaganda Fide nay là Congregatio pro Gentium Evangelizatione) ấn hành tại Roma năm 1651 lúc De Rhodes về lại Châu Âu


Trước khi cuốn từ điển này ra đời, thì tiếng Việt chỉ có được ghi lại bằng hai loại chữ: chữ Nho và chữ Nôm. Nghĩa là bất cứ tên vua, thánh chỉ , tên đình chùa ... đều phải ghi bằng chữ Nho, Nôm mà điều kiện thời đó chỉ có tầng lớp vua quan là biết chữ Hán .

Từ điển Việt–Bồ–La là một thành quả lớn cho việc san định chữ Quốc ngữ. Phải hơn một thế kỷ sau nữa, vào năm 1783 mới có một cuốn tự điển chữ Quốc ngữ thứ nhì. Cuốn này do giám mục Bá Đa Lộc soạn nhưng chưa kịp in. Sau đó, bản thảo được giám mục Jean-Louis Taberd dùng để soạn cuốn từ điển Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị in năm 1838 ở Serampore, Ấn Độ, đưa chữ Quốc ngữ tiến thêm một bước dài.
Mặc dù chữ Quốc ngữ đã ra đời, các văn phẩm Công giáo tại Việt Nam trong hơn 200 năm sau đó chủ yếu được viết bằng chữ Nôm, Hán ngữ hoặc La ngữ. Chỉ sau khi người Pháp củng cố nền cai trị tại Đông Dương thì chữ Quốc ngữ mới được đặt làm văn tự chính thức của tiếng Việt.


Hiện nay có vài ý kiến phủ nhận chữ quốc ngữ và công lao của các nhà truyền giáo , họ tự xem chữ hán nôm mới là quốc ngữ của dân tộc . Theo tôi , chữ hán nôm không thể là chữ quốc ngữ của dân tộc ta được https://tinhte.vn/…/chu-han-nom-co-phai-quoc-ngu-cua-dan-t…/

Phần 2: Chữ Việt Hiện tại

Tên gọi chữ quốc ngữ được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.

Hiện nay phần lớn các văn bản trong nước được viết theo những "Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt" áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục nêu tại Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 do những người thụ hưởng giáo dục đó sau này ra làm việc trong mọi lĩnh vực xã hội.

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt.
Sau khi ra đời gần 400 năm , chữ Việt hiện nay gồm 29 chữ cái và 52 vần , 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng .Trẻ em 5 tuổi chỉ cần học đọc viết 3 tháng hè là có thẻ đọc rành rẽ những trang sách cơ bản. Và lợi thế hơn khi ta có thể học thêm tiếng Anh, Pháp, Latin ... dễ hơn người Tq, Hàn , Nhật...


Bảng chữ cái chữ quốc ngữ

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y



Phần 3: Chữ Việt tương lai


Nhiều người xem chữ Việt hiện nay đã rất tuyệt không cần tinh chỉnh gì nữa. Tuy nhiên theo ý của tôi bất kì sự việc gì nếu quá tự thỏa mãn, ỷ lại vì cho là đã hoàn thiện rồi, không cần làm gì nữa, nếu không tiến ắt thụt lùi .
Tiếng Việt còn, nước Việt còn. Câu nói của tiền nhân luôn là kim chỉ nam của chúng ta, thế nhưng đừng đánh đồng thay đổi cách viết tức là thay đổi tiếng nói. Xin thưa không phải vậy. Chữ viết chỉ là phương tiện để truyền tải, lưu trữ tiếng nói mà thôi. Bạn muốn tới đích bạn có thể đi bằng xe hơi,xe đạp ... bạn muốn lưu trữ lại bài thơ bạn có thể viết nó bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh ... Bạn cải tiến Chữ Quốc Ngữ thì chỉ làm cho nó càng hoàn thiện hơn thôi chứ không mất đi sự tự do của nước Việt được. Các nước khác họ dùng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha... làm ngôn ngữ chính, tiếng mẹ đẻ sử dụng làm phụ, họ có mất nước đâu mà nước họ càng ngày càng phát triển.


Xin Lạm Bàn 1 chút về tiếng Việt xưa kia . Giai đoạn từ đầu Công nguyên, tiếng Việt có rất nhiều âm không có trong tiếng Trung. Từ khi tiếng Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua nhiều con đường như giao thương , buôn bán , đô hộ... và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm được vay mượn từ tiếng Trung. Một số từ ngữ Hán cổ có thể kể đến như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"... Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hoá rất mạnh, nên những từ này hiện nay là từ thông thường trong hoạt động xã hội đối với người Việt.

Thời thực dân , chúng ta lại kết nạp thêm 1 số từ có yếu tố Anh-Pháp vào tiếng nói của dân tộc như lít, mét , xăng đan , xi măng...

Vậy tiếng Việt của chúng ta càng ngày càng phong phú chứ không thụt lùi rồi biến mất như các nền văn minh cổ đại hoặc các dân tộc thiểu số sống trong rừng. Họ không giao du với thế giới , không tiến lên phía trước thì chỉ có bị diệt vong.

Vậy tại sao nếu có ai thay đổi chữ Việt lại thì lại có các ý kiến trái chiều ? Sợ mất gốc, mất nước ư? Theo thiển ý của tôi họ sợ phải thay đổi thì đúng hơn . Danh họa Van Gohn lúc sống rất khổ cực vì người đời đánh giá tranh của ông ấy xấu xí , xù màu mè , họ gọi ông là kẻ điên và chết trong đau đớn nghèo khổ . Còn hiện tại mỗi bức tranh của ông trị giá hàng chục triệu đôla . Để đánh giá lại các công trình cải tiến chữ Quốc Ngữ hiện nay ta nên để đời sau xem xét , hiện tại ta nên tiếp thu , chọn lọc lại chứ không phải bất cứ công trình nào cũng đón nhận được , Chữ của ông Bùi Hiền là 1 ví dụ . (tôi không có ý đả kích hay châm biếm gì )

Chữ tốc kí hiện nay ta nên xem nó như 1 dạng cải tiến của Chữ Quốc Ngữ , bất kì nước nào cũng có chữ tốc kí , riêng tiếng Việt ta vì có dấu nên tốc kí là cần thiết để gõ ra con chữ đầy đủ và tiết kiệm thời gian hơn so với cách viết thông thường hiện nay . Bạn nghĩ sao nếu thay vì dùng bộ gõ UNIKEY hiện tại để gõ 1 bài này và thay bằng 1 bộ gõ WINVNKEY có thể tiết kiệm được 30% thời gian .

Nếu có hứng thú xin mời tham khảo :
1) Giới thiệu kiểu chữ Việt cực ngắn và hệ thống hơn so với chữ Quốc ngữ.
Mời xem bài "Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn" ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuViet…
(hoặc:https://tinhte.vn/…/chu-viet-nhanh-mot-kieu-chu-viet-ngan…/… )


2) Một khi hiểu được chữ cực ngắn ở trên, bạn tải xuống bộ gõ WinVNKey, gõ theo cách chữ cực ngắn mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn.
Ước tính tiết kiệm gần 40% thời gian gõ.
Mời xem bài “Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt với WinVNKey” ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuVi…
Hoặc bạn có thể gõ nhanh tiếng Việt online theo cách chữ cực ngắn mà vẫn bung ra chữ Việt ở: http://chuvietnhanhkey.sf.net


3) Sau khi hiểu bài "Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn", mời bạn tham gia các "Cuộc Thi Có Thưởng: Thực hành & Quảng bá Phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh." vào mỗi đầu 2 tháng.
Xem chi tiết ở: https://tinhte.vn/forums/chu-viet-nhanh.639/

4) Sau cùng, Fanpage này cũng giới thiệu trang mạng Chữ Việt Nhanh http://chuvietnhanh.sf.net, nơi có các bài viết và đường dẫn hữu ích liên quan đến chữ Việt trong thời đại internet, thích hợp cho mọi trình độ từ căn bản đến cao cấp.

KHÔNG TIẾN ẮT LÙI

_______________HẾT ________________

NGUỒN :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Quốc_ngữ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Hán
https://nghiencuulichsu.com/…/tieng-noi-va-chu-viet-cua-ng…/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Nôm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_ngôn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_viết_tiếng_Việt


_________
NGUỒN: https://www.facebook.com/fanpageCVN/posts/2666962866731367?__xts__[0]=68.ARCcln522Wkmwnm5pRwEdsSxZrJHsxNjQmsS1RGCNuZMBZh95NI9Y8Rihx1EZ1WjLjOdLMM3VUbIuRZht0ce-Nt9H2JJf5e4LLz7rGdruduyxkKY_btMmhUs8ltxBlIGs1BkbqiTyQXhCRdPonX3DAEQCZK5PXiqZaAH5LYVW68fAHbESb6nGBDW2mDChTkqM4aMIeb4WVGcEA9kLQoY4f6LU6u8uMOt1JsVv2FQcNChzSuG5jRhWqfh4bOk1G01rF3zqaqLBpoubihBzrTRUPUHmGxyMJTMX3EbRSIQ-y3UKgn2W569sEt4YOr466Dk6bRHLwNGX8UQUe3Elm3t-mmt9w&__tn__=H-R

_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 380
Join date : 20/09/2012

https://www.chuviet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết