Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG

Go down

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Empty SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG

Bài gửi by TrangNguyenVinh 6/7/2017, 18:02

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG),

NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG

TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng

Lúc còn đi dạy học, và để mua vui, tôi có nói với học sinh (Trung Học), hay với sinh viên
(Đại Học), về cách so sánh bằng Hình Học nầy, khi dạy môn Thống Kê. Lúc đó tôi không
thấy các bạn đồng nghiệp đề cập tới. Có lẽ đối với họ cũng chỉ là chuyện vui. Bây giờ, tôi
cũng chưa thấy các sách Toán ở cấp Trung Học và Đại Học nói đến (có lẽ đã có sách nói đến,
nhưng tôi chưa có dịp đọc). Vậy tôi viết bài nầy, để độc giả đọc cho vui.

Ở đây tôi chỉ đề cập đến những số « Trung Bình » thường gặp ở cấp Trung Học, đó là Trung
Bình Cọng (Cộng), Trung Bình Nhân, Trung Bình Điều Hòa, và cũng chỉ dùng 2 số lượng
dương a, b.

Trước khi so sánh các số Trung Bình trên, chúng ta hảy xem định nghĩa của các số Trung
Bình trên đã.

I - Định Nghĩa các số Trung Bình.

Phần nhiều các sách Toán Học hay các Từ Điển cho định nghĩa số Trung Bình bằng những
biểu thức Toán Học. Nay tôi cố gắng giải thích những biểu thức đó :

Nếu có 2 trị số dương a và b và sau phép biến đổi, ta có trị số N, thì số Trung Bình của 2 trị số
a và b là trị số dương c, với điều kiện là, nếu ta thay trị số c vào 2 trị số a và b, thì sau, cùng
một phép biến đổi, ta vẫn có trị số N.

1) Số Trung Bình Cọng (Cộng).

Giá con Gà là a, giá con Vịt là b, vậy nếu ta mua cả con Gà và con Vịt, thì ta phải trả tất cả là
(a + b). Vậy Trung Bình, giá mỗi con là bao nhiêu. Gọi m là số Trung Bình của a và b, thì khi
thay m vào 2 trị số a và b, ta có :

a + b = m + m = N, hay 2m = a + b hay m = (a + b) / 2. (ký hiệu / để chỉ phép chia).

m = (a + b) / 2 là biểu thức Toán Học của số Trung Bình Cọng (Cộng) của 2 số trị a và b.

2) Số Trung Bình Nhân.


Cho một số P (cho P = 100) ở đầu năm 2010, cuối năm 2010 (hay đầu năm 2011), ta có gấp a
(cho a = 3) lần (nghĩa là 3xP, hay 3P, hay aP, hay 300), và cuối năm 2011, ta lại có gấp b (cho
b = 2) lần số của đầu năm 2011 (nghĩa là 2x3P = 6P, hay abP, hay 600). Gọi g là Trung Bình
của a và b (trong thí dụ nầy a = 3 và b = 2), thay g vào trị số a và b, ta có :

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Image00213


3) Số Trung Bình Điều Hòa.

Khoảng cách AB là d (cho d = 100 km). Xe chạy từ A đến B với vận tốc là a km/giờ (cho a =
50 km/giờ), và từ B trở lại A với vận tốc là b km/giờ (cho b = 60 km/giờ). Gọi h là (vận tốc)
Trung Bình của a và b. Ta có :

Khi đi từ A đến B, ta mất (thì giờ) : d / a. Khi về từ B lại A, ta mất : d / b. Ta mất tất cả (thì
giờ) là (d / a) + (d / b). Nếu thay h vào a và b, ta có :
(d / a) + (d / b) = (d / h) + (d / h) = 2d / h, hay 2 / h = (1 / a) + (1 / b), hay h = 2ab / (a + b).

Với ví dụ trên, ta có : Khi đi, ta mất 100 / 50 = 2 giờ; khi về, ta mất 100 / 60 = 1,666 666 667
giờ. Tất cả là mất 3,666 666 667 giờ.

Hay lấy Trung Bình, ta có : h = 2 x 50 x 60 / (50 + 60) = 6 000 / 110 = 54,545 454 545
km/giờ. Và ta sẽ mất tất cả là : 200 / 54, 545 454 545 = 3,666 666 667 giờ, hay 3 giờ 40 phút.

Nên nhớ, h ở đây không bằng (a + b) / 2, nghĩa là (50 + 60) / 2 = 55 km/giờ. Nếu không, ta sẽ
có 200 / 55 = 3,636 363 636 giờ, hay 3 giờ 38 phút, thay vì 3 giờ 40 phút.
h = 2ab / (a + b) là biểu thức Toán Học của số Trung Bình Điều Hòa của 2 trị số a và b.

II – So sánh 3 loại Trung Bình trên bằng Đại Số.

Thường thường các sách Toán cho cách so sánh (bằng Đại Số) nầy.

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Image0046


III – So sánh 3 loại Trung Bình trên bằng Hình Học Phẳng.

Cách nầy tôi chưa thấy trong các sách Toán thông thường ở các Học Đường (không có nghĩa
là không có sách Toán nào đã đề cập tới).

Xem hình ở dưới.

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Image0065

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Image0081



Nguyễn Vĩnh-Tráng
104 032 012 nvt*ttl*

HB = a.
HC = b.
AO = m = (a + b) / 2.
AH = g = √ab.
AD = h = 2ab / (a + b).

SO SÁNH CÁC TRUNG BÌNH CỌNG (CỘNG), NHÂN, ĐIỀU HÒA BẰNG HÌNH HỌC PHẲNG Image00212

Nguyễn Vĩnh-Tráng

104 032 012 nvt*ttl*

TrangNguyenVinh

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 11/06/2017

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết