RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN I
Trang 1 trong tổng số 1 trang
RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN I
RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ
CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ
Phần I
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Chú ý «Thực Lục» mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là
do tôi ghi: Trang 1, tập 1, bất đầu từ «Đại nam thực lục. Tập một... Mã
số: 7X372T4», và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do đó
số trang của «Thực Lục» trong bài viết nầy, không giống như số trang của
nhà Xuất Bản.
« Rước voi về giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà ». Hai câu đao to, búa lớn,
không một chút thông cảm, đầy vẻ hận thù, để gán cho hai nhân vật lịch sử là
vua Chiêu-Thống Lê Duy-Kỳ và vua Gia-Long Nguyễn-Phước Ánh, của một số « Sử
Gia », hãnh diện về đạo đức « Chí công vô tư » của người viết Sử. Từ đó, hai
câu trên được lan truyền ra đại chúng, rồi có những người, vì quá hận thù,
do những « Sử Gia » trên truyền tụng, để, không một chút suy nghĩ, không đặt
mình vào thời đại lịch sử, đã tùy tiện thẳng thừng nện những búa rìu chí
mạng lên hai nhân vật lịch sử trên, và gọi hai vị là hai « TÊN bán nước cầu
vinh ».
Cũng nên nói liền ở đây, là vua Chiêu-Thống nhờ Trung Quốc giứp, và quân
Trung Quốc đã đặt chân lên đất nước Việt-Nam. Còn vua Gia-Long cũng có nhờ
Pháp giúp, nhưng khi thấy thế quân sự của mình có thể bình định được giang
sơn mà Tổ Tiên đã dày công gây dựng, thì đã khéo léo từ chối sự giúp đỡ của
Pháp, vì thế mà không có quân chính quy của Pháp trên đất nước Việt-Nam.
[Xin xem phần nói về Nguyễn Ánh ở dưới : Chuyện Nguyễn Ánh lợi dụng
Bá-Đa-Lộc cùng khoảng mười mấy người Pháp phiêu lưu, ít học, là để trấn an
lòng dân Nam Hà.].
Theo tôi thì không chỉ có hai vị Nguyên Thủ Quốc Gia trên mới đi cầu viên
ngoại bang, mà ngay từ xưa cho đến thế kỷ thứ 20, 21 cũng còn có các vị
Nguyên Thủ Quốc Gia của một số quốc gia đi cầu ngoại viện [Xem ở dưới]. Đó
cũng chỉ là sự « VẠN BẤT ĐẮC DĨ » nhất thời. Các Nguyên Thủ Quốc Gia đều
biết rằng, trong chiều dài của Lịch sử, giữa bạn bè thân thiết với nhau, thì
có những sự giúp đỡ nhau KHÔNG VỤ LỢI, nhưng còn đối với các Quốc Gia, thì
sự « giúp đỡ » nhau đều có tính toán TRỤC LỢI cả. Nhờ ngoại bang giúp, thì
sớm muộn gì, rồi cũng phải trả một cái giá rất đắt. Vậy một khi đã lâm vào
cảnh « VẠN BẤT ĐẮC DĨ », thì phải chuẩn bị « Trả Nợ » với một giá rẻ nhất,
có thể có, để khỏi làm hại Nước, hại Dân.
Theo tôi, thì từ khi lập quốc cho đến thế kỷ thứ 21 nầy, không có một vị
Nguyên Thủ Quốc Gia Việt Nam nào và cũng không có một người Dân Việt Nam nào
làm cái chuyện khờ dại « Rước Voi Về Giày Mả Tổ hay Cõng Rắn Cắn Gà Nhà »
cả, mà chẳng qua là sự « Vạn Bất Đắt Dĩ » nhất thời, trong một tình thế Đất
Nước khó khăn mà thôi.
Nói đến Lịch Sử, thì phải đặt mình vào thời đại lịch sử đó. Nền Quân Chủ
Việt-Nam xưa (1), theo quan niệm Nho Giáo : Triều Đại là Đất Nước. Phản lại
Triều Đại được xem như là Phản lại Đất Nước (Trung quân, Ái quốc). Những vị
vua « khai quốc » đã đánh đuổi ngoại xâm vì triều đại trước, đã quá suy yếu,
không kham nổi công việc nầy ; hay, vì gian thần, ấu chúa mà các vị đã tự
lập lên làm vua. Theo Nho Giáo, đó là Mệnh Trời ban (Thiên Tử). Còn những vị
vua kế vị thì theo nền « Quân Chủ Tôn Quân Tập Truyền », nên, ngoài bổn
phận, và trách nhiệm giữ gìn cho Đất Nước hùng mạnh, Nhân Dân an lạc, thì
còn có bổn phận và trách nhiệm giữ gìn Triều Đại, Đất Nước mà Cha Ông đã dày
công gây dựng. Đó là một bổn phận, một trách nhiệm nặng nề mà các vị vua kế
nghiêp buộc phải gánh vác.
(1) Chứ không phải là Phong Kiến, như ta thấy đầy dẫy trên các báo chí,
trên mạng Internet (90%). Nước Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ có nền
Phong Kiến như ở Trung Quốc. Nên xem lại các Từ/Tự điển hai chử Phong Kiến.
Có người còn lẫn lộn « Phong Kiến » trong nghĩa « Đời xưa ».
A - Rước voi về giày mả tổ - Vua Lê Chiêu Thống.
Trong một hoàn cảnh cực kỳ rối loạn, với Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng,
Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Khiêm…, vua Chiêu-Thống, không có quyền hành,
không có tiền bạc cùng binh lính gì hết, nhưng vua đang có bổn phận gìn giữ
tiền đồ của Tổ Tiên để lại gần khoảng 360 năm, nên xuống chiếu Cần Vương.
Nguyễn Hữu Chỉnh, được Nguyễn Huệ cho trấn thủ Nghệ-An, đã đắp ưng lời chiếu
Cần Vương, để trục lợi cho riêng mình. Năm 1786, Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan
quân Trịnh, rồi nắm trọn quyền chính trong tay, còn muốn phản lại Tây Sơn
bằng cách đòi trả lại Nghệ An cho nhà Lê. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc
giết Nguyễn Hữu Chỉnh, còn vua Lê Chiêu-Thống thì chạy trốn ra Kinh Bắc.
Thái Hậu, mẹ vua cùng con trai vua được các quần thần phò tá sang
Long-Châu, thuộc nhà Thanh, gặp Tổng đốc Lưỡng Quảng
<https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1ng_Qu%E1%BA%A3ng> Tôn Sĩ
Nghị <https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B> và Tuần
phủ Quảng Tây <https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y> Tôn
Vĩnh Thanh cầu xin cứu viện. Tôn Sĩ Nghị tâu lên vua Càn-Long và được
Càn-Long chấp thuận. Tôn Sĩ Nghị
<https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B> bèn điều động
quân 4 tỉnh Quảng-Đông
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%C3%B4ng> , Quảng-Tây
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y> , Vân-Nam
<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n_Nam> và Quý-Châu
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%BD_Ch%C3%A2u> kéo sang Đại-Việt
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t> , sai Lê Quýnh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Qu%C3%BDnh> , Nguyễn Quốc Đống về tâu
lại với vua Chiêu-Thống. Vua bấy giờ mới biết, liền sai Tham Tri Chính Sự Lê
Duy-Đản và Hàn Lâm Hiệu Thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên đón quân nhà
Thanh <https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Thanh> . Tôn Sĩ Nghị đưa vua
Chiêu-Thống về Thăng-Long và phong cho làm « An Nam Quốc Vương ». [Xem Lê
Chiêu Thống trên Wikipedia, tiếng Việt, trên mạng Internet, trích theo «
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí »].
Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh sang Thăng-Long, bèn lên ngôi Hoàng Đế, niên
hiệu Quang-Trung, dẫn quân ra Bắc phá tan quân Thanh (vua Quang-Trung vào
Thăng-Long ngày mùng 5 tháng Giêng, năm Kỷ-Dậu [30/01/1789]). Vua
Chiêu-Thống theo tàn quân của Tôn Sĩ Nghị sang Trung-Quốc và xin cho quân
cứu viện một lần nữa, nhưng vua Càn-Long đã già yếu, không muốn chiến tranh
nữa, nên hứa hão với vua Chiêu-Thống, rồi phong vua Quang- Trung làm « An
Nam Quốc Vương ». Vua Chiêu-Thống cùng bầy tôi phản đối kịch liệt, Càn-Long
bèn an trí tôi thần nhà vua, một người một ngả, không liên lạc được với
nhau. Năm 1792, người con trai chết, nhà vua thấy tuyệt vọng và chán nản,
lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10
<https://vi.wikipedia.org/wiki/16_th%C3%A1ng_10> năm Quý-Sửu (1793
<https://vi.wikipedia.org/wiki/1793> ) tại Yên-Kinh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_Kinh> . Nhà Thanh an táng vua
theo nghi thức tước Công. Năm 1804 <https://vi.wikipedia.org/wiki/1804> ,
dưới triều vua Gia-Long, vua Gia-Khánh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Kh%C3%A1nh> nhà Thanh cho phép đưa linh
cữu vua Lê, Thái hậu và con trai của vua Chiêu-Thống về nước. Tháng 11 (âm
lịch ?) cùng năm, táng nhà vua ở lăng Bàn-Thạch, nay là xã Xuân-Quang, huyện
Thọ-Xuân, tỉnh Thanh-Hóa (2).
(2) Nguồn lấy từ Wikipedia tiếng Việt, nói về vua Lê Chiêu Thống, trích
trong « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
<http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm51.html
> » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí
<http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/hoangle/hlntc13.html> ».
Theo Nguyễn Gia-Kiểng, trong « Tổ Quốc Ăn Năn », mấy chữ đao to, búa lớn «
Rước Voi Về Giày Mả Tổ », không có trong sử sách. Cuốn « Hoàng Lê Nhất Thống
Chí » của dòng họ Ngô rất gắn bó với Tây Sơn cũng không hề lên án vua Lê
Chiêu-Thống, trái lại còn bày tỏ sự cảm thương ». Sáu chữ đó chỉ có sau năm
1945, vì mục đích chính trị. Các « Sử Gia » cho rằng vua Lê Chiêu-Thống là
một vị vua nhu nhược và hèn nhát, nhưng theo Nguyễn Gia-Kiểng thì nhà vua «
là con người rất có đảm lược và bản lãnh, không ngại vào sinh ra tử », để
không để mất tiền đồ mà Tổ Tiên của nhà vua, đã để lại gần 400 năm (372
năm).
Thật là tội nghiệp. Nhờ quân nhà Thanh cũng chỉ là chuyện « Vạn Bất Đắt Dĩ
» mà thôi. Dưới triều Tự-Đức, vua Dực-Tông Anh đã viết :
« Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi
lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết [tục
truyền rằng, khi cải táng nhà vua, trái tim nhà vua còn nguyên vẹn], kể cũng
đáng thương ! Vậy nên truy đặt tên thụy là Mẫn Đế », và đến triều Kiến-Phước
(1884) được phong là Mẫn Hoàng Dế. Nhà vua được thờ ở đền thờ các vua nhà Lê
ở thôn Kiều-Đại thuộc tỉnh Thanh-Hóa với danh xưng Nghị Hoàng Đế. [Xem Khâm
định Việt sử Thông giám Cương mục
<http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm52.html
> , Chính biên quyển thứ 47. Trang 1 000, 1 001].
Cũng nên nói thêm : Cha, vua Quang-Trung, đánh đuổi quân Thanh, thì con,
vua Bảo-Hưng Quang-Toản, (con vua Quang-Trung) lại sai phái đoàn sứ giả
Nguyễn Đăng Sở, năm 1801, sang Tàu nhờ giúp quân, khi bị Nguyễn Ánh đánh
thẳng ra Bắc. Tuy nhà Thanh không giúp, nhưng Quang-Toản cũng đã sai sứ sang
Tàu cầu viện. [Xem Đại Nam Liệt Truyện, NXB Thuận Hóa, 1993, Tập 2, trang
537. Ghi tắt : Liệt Truyện, Huế 1993]. Vậy Quang-Toản cũng có ý « Rước Voi
về Giày Mả Tổ » à ? hay cũng vì « Vạn Bất Đắt Dĩ » ?
B – Cõng rắn cắn gà nhà - Vua Nguyễn Gia-Long.
Trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia-Kiểng đã nói về Nguyễn Ánh : «
Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê ChiêuThống có thể giải thích được thì sự
lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.
Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi
Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai ».
I - Nhờ quân Xiêm giúp.
1) Qua Xiêm lần thứ nhất.
Cũng vì nhờ Nguyễn Hữu Thụy (Thoại, Thoại Ngọc Hầu) tướng của Nguyễn Ánh,
lúc trước không đánh mình, do Chân lạp cầu viện, còn làm một Hiệp Uớc Liên
Minh quân sự (bẻ tên ăn thề) [Xem Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567] (3), nên
ba vua Xiêm Chất-Tri, Sô-Si và cháu là Ma- Lặc (vua thứ nhất, vua thứ hai
và vua thứ ba, làm vua cùng một lúc), có ý giúp Nguyễn Ánh, trong lúc Nguyễn
Ánh bị Tây-Sơn đánh đuổi đến cùng :
…. « Tháng 2 (âm lịch, [năm 1784]). Trước là, sau cuộc bại trận ở Bến Nghé,
Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai tướng là Thát
Xỉ-Đa đem thủy quân sang Hà-Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn, đón
vua sang nước họ. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải theo
lời » ….
…. « Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia-Định. Vua Xiêm sai
hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến
thuyền để giúp » …. [Xem Thực Lục, Tập1, Trang 128 đến trang 134].
Thực Lục, tập 1, trang 134 (3), viết : « Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây
đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày nhâm thìn, xuất phát từ thành Vọng-Các,
đi ra cửa biển Bắc-Nôm.
Mùa thu, tháng 7 [1784], quân ta tiến đánh được đạo Kiên-Giang, phá được Đô
đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn-Giang, rồi thẳng đến xứ Ba-Xắc, Trà-Ôn,
Mân-Thít, Sa-Đéc, chia quân đóng đồn.
Lấy Mạc Tử-Sinh làm Tham tướng trấn Hà-Tiên, quản lý binh dân sự vụ.
Sai Cai cơ Trịnh Ngọc Trí đem mật chỉ đến các đồn chiêu dụ những bề tôi cũ
và những sĩ dân hào kiệt. Ngọc Trí đến Liêm-Áo [Vũng-Liêm], phó đốc chiến
giặc là Lý (không rõ họ) vâng mệnh đem quân sở bộ đến hàng.
Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh Bình Tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp
đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân-Thít. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến
hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp,
chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền
chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Đa chạy đến Long-Hồ. Quân ta bắt được thuyền
ghe khí giới rất nhiều. Văn Tiếp bị thương nặng, hét lớn lên rằng: « Trời
chưa muốn dẹp giặc Tây-Sơn à ! » rồi chết. (Lại có một thuyết nói trận ấy
quân ta đã phá được thuyền giặc đậu ở bờ sông, Văn Tiếp nhảy qua thuyền khác
bị mũi gươm trần đâm phải mà chết). Vua thương tiếc điếng người, than rằng :
« Văn Tiếp cùng ta chung cuộc vui buồn, nay đến nửa đường bỏ ta, thực khiến
tình người khó nỗi ». Cho gấm lụa để hậu táng. (Năm Minh-Mệnh thứ 5, tòng tự
ở Thế miếu, năm thứ 12, phong Lâm-Thao quận công ».
(3) : « Thực Lục » mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là do
tôi ghi : Trang 1, tập 1, bất đầu từ « Đại nam thực lục. Tập một ...
Mã số : 7X372T4 », và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do
đó số trang của « Thực Lục » trong bài viết nầy, không giống như số trang
của nhà Xuất Bản.
Cũng vì cái Hiêp Ước Liên Minh Quân Sự đó, mà tháng Hai (âm lịch), năm
Mậu-Ngọ, [1789], Xiêm bị Miến-Điện đánh, Xiêm cầu viện. Nguyễn Ánh sai tướng
Nguyễn Hoàng Đức và tướng Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền đi cứu viện. Đến
Côn-Lôn, biết tin quân Xiêm đã thắng rồi, bèn rút quân về. [Xem Thực Lục,
tập 1, trang 217, và Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567].
Tháng 12, Nguyễn Nhạc nghe tin cáo cấp, tức thì sai Nguyễn Huệ đem binh
thuyền vào cứu Sài-Gòn.
Quân Tây-Sơn bị thua nhiều trận. Quân Xiêm đâm ra tự cao, tự đại, đi phá
phách, khuấy nhiễu dân lành làm cho Nguyễn Ánh định bỏ Gia-Định : « Vua thấy
quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc (đến) đấy, nhân dân ta oán rất nhiều,
bảo các tướng rằng : Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã
mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia-Định mà mất lòng dân thì
ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân ». [Thực
Lục, tập 1, trang 134].
Nguyễn Huệ cũng thấy bị thua hoài, đâm ra chán nản, muốn đem quân về. Cũng
may có tướng của Nguyễn Ánh, hàng quân Tây Sơn là Lê Xuân Giác (4) bày kế
cho Nguyễn Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch-Gầm và ở sông Xoài-Mút
(thuộc tỉnh Định-Tường), rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng
và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn
dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ-Tho, cuối cùng bị phục binh của Tây-Sơn, thủy bộ
hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài
nghìn lính theo đường núi Chân-Lạp mà chạy về ». Nên nói thủy quân của Nguễn
Huệ ở trận nầy là Hải Tặc [Xem Thực Lục năm 1784, trang 134 và D. Murray, «
Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, trang 65].
(4) [Lê Xuân Giác là một tướng của Nguyễn Ánh, vì bị cô thế phải hàng quân
Tây Sơn, không biết sau nầy ông bị tử trận hay theo Tây Sơn. Có những vị
tướng của Nguyễn Ánh, hàng Tây Sơn, vì cô thế như những tướng Nguyễn Tiến
Văn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, vân vân…, nhưng sau khi Nguyễn Ánh về
lại Nam Hà, thì họ bỏ Tây Sơn và về lại với Nguyễn Ánh. Xem Thực Lục, tập 1,
năm 1784, trang 134].
2) Qua Xiêm lần thứ hai.
Sau trận Mỹ-Tho, các tướng của Nguyễn Ánh cũng đều vỡ chạy. Nguyễn Ánh về
lại Trấn-Giang, may gặp được Mạc Tử-Sinh bỗng đi thuyền tới. Nguyễn Ánh bèn
sai Tử-Sinh và Cai cơ Trung (không rõ họ, cậu Chu Văn Tiếp) sang Xiêm báo
tin.
Tháng 3 (âm lịch) [1785], Quân Tây Sơn đuổi bức sát đến Thổ-Châu. Nguyễn
Ánh lại sang đảo Cổ-Cốt, gặp Cai cơ Trung đem binh thuyền Xiêm đến đón,
Nguyễn Ánh bèn sang Xiêm. Bầy tôi đi theo có khoảng 20 tướng và 200 quân với
5 chiến thuyền là chiếc Phượng-Phi, Bằng-Phi, Hùng-Trì, Chính-Nghi và thuyền
Ô.
Tháng 4, Nguyễn Ánh đến thành Vọng-Các. Vua Xiêm nhân hỏi tình trạng sự
thất bại. Nguyễn Ánh nói : « Ngài trọng tình láng giềng giao hảo cho quân
sang giúp, nhưng vì Chiêu Tăng, Chiêu Sương kiêu ngạo và phóng túng, tới đâu
cũng tàn bạo, dân đều oán cả, cho nên đến nỗi thất bại ». Vua Xiêm giận lắm,
muốn chém Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Nguyễn Ánh lại can, vua Xiêm mới thôi.
[Thực Lục, tập1, trang 135].
Nguyễn Ánh cho rằng thế giặc Tây Sơn đang còn mạnh, đành xin trú ở Long-Kỳ
(Xiêm gọi là Đồng-Khoai, ở ngoại thành Vọng Các), sai người đi rước mẹ cùng
gia quyến sang Long-Kỳ. Từ đó, sai quân khai khẩn đất hoang để tự túc. Các
tướng nghe tin cũng đem quân sang tụ họp ở đây. Nguyễn Ánh một mặt lo luyện
quân, một mặt sai các tướng ra các đảo ở vịnh Xiêm La lo đóng thuyền, tập
trận.
Tháng 2 năm Bính-Ngọ [1786], Diến Điện do ba đường tiến binh xâm lấn đất
nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự. Trước là để cám ơn các vua Xiêm đã
cho trú ngụ, sau cũng để cho quân tướng có dịp thực tập, Nguyễn Ánh xin làm
tiên phong, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi trước, dùng ống phun lửa
để đánh. Quân Diến-Điện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người. Tháng
3, quân Chà Và lại đánh Xiêm. Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem thủy binh cùng
với vua thứ hai nước Xiêm đánh dẹp được. Hai vua Xiêm thán phục và xem trọng
quân, tướng ta, đem vàng lụa đến tạ, đãi ngộ rất hậu, và muốn giúp quân một
lần nữa cho Nguyễn Ánh thu phục lại Gia Định. Đây cũng chỉ là một hiệp ước
giúp đở nhau giữa hai nước, tuy không có văn bằng. [Xem Lê Nguyễn « Quan hệ
giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa ». TríThức VN)].
Nguyễn Ánh bàn lại với các tướng, thì Nguyễn Văn Thành cho rằng nếu mượn
quân Xiêm, thì có thể xảy ra chuyện hiếp đáp dân mình như lần trước, năm
1784, vả lại mượn quân nước ngoài, thì thắng hay thua gì, đưa « Di Địch »
vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau nầy. Nguyễn Ánh và các tướng cho là
phải, nên từ chối việc mượn quân [Thực Lục, tập 1, trang 136].
Tháng 2, năm Đinh Mùi [1787], Nguyễn Nhạc sai Đông Định Vương Nguyễn Lữ và
Phạm Văn Tham giữ Gia-Định. Tháng 7, Nguyễn Ánh lén đưa quân, tướng cùng gia
đình về Hòn-Tre, chỉ để lại một cái thơ cám ơn các vua Xiêm. Khi vua Xiêm
biết thì Nguyễn Ánh đã đi khỏi Xiêm rồi. Sau vài trận đánh với quân Tây Sơn,
Nguyễn Ánh chiếm lại thành Gia-Định vào tháng 8 (âm lịch) [1788] …
Theo Lê Nguyễn trong bài « Chút suy nghĩ về chuyện “Cõng rắn cắn gà nhà”
của Nguyễn Ánh - Gia Long - TríThức VN, ngày 28/08/2021 » thì :
« Không thể coi Nguyễn Ánh là “cõng rắn” khi ông sử dụng quân Xiêm như một
công cụ để tăng cường sức mạnh của quân đội do ông và các tướng Việt chỉ
huy. Việc quân Xiêm lợi dụng cơ hội để tàn hại dân lành là một tình huống
bất ngờ trong chiến tranh, nằm ngoài dự kiến của cả phía Việt lẫn phía Xiêm.
Tất nhiên, Nguyễn Ánh và các tướng của ông phải chịu trách nhiệm về biến
động này, và như những phát biểu của ông với các tướng, điều này chỉ có tính
nhất thời và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của phía Việt. Nếu quân Xiêm
được đưa sang Đại Việt nhằm mục đích xâm lược, vua Xiêm đã không nổi trận
lôi đình đòi mang hai người cháu ra chém đầu về những việc làm tệ hại mà
binh lính của họ đã gây ra ».
3) Hải Phỉ, Tề Ngôi.
Nói đến Nguyễn Ánh thì phải nói đến vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhưng hiện
giờ, đụng đến vua Quang Trung thì cũng như đụng đến một tôn giáo vậy, vì lý
do chính trị cũng có, vì những người lấy « tâm tình » viết sử cũng có. Họ đã
thổi phồng vua Quang Trung, gán cho vua Quang Trung những đức tính mà nhà
vua không có, những điều mà nhà vua chưa từng làm tới, chưa từng nghĩ tới,
rồi thần thánh hóa vua Quang Trung, biến nhà Tây Sơn như một tôn giáo vậy.
[Xem Tiệu Minh Di (Không nhớ tên tác phẩm của ông nói về vua Quang Trung),
Nguyễn Văn Lục « Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long
Nguyễn Ánh », Nguyễn Gia Kiểng « Tổ Quốc Ăn Năn), George Dutton « Ý kiến nói
Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », vv…].
Những hàng sau đây, chắc sẽ làm phật lòng một số người.
Nguyễn Ánh nhờ quân Xiêm giúp, ở trên đất Nam Hà từ tháng 6 (âm lịch)
[1784] đến tháng 12 (âm lịch) [1785] thì bị Nguyễn Huệ đánh tan, vậy quân
Xiêm chỉ ở trên đất Nam Hà khoảng chừng 6 tháng, thế mà mang tiếng « Cõng
Rắn Cắn Gà Nhà », còn Tậy Sơn, trong đó có Nguyễn Huệ, đã nhờ tuị Hải Tặc
Tàu đánh quân nhà Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, trên hai mười mấy năm trời,
thì không « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » à ?
Tuy vua Quang Trung có dùng Hải Tặc Tàu để đánh quân Thanh [Xem D. Murray «
Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, Nguyễn Duy Chính
« Vai trò của Hải Phỉ trong chiến thắng Kỷ Dậu », Lê Nguyễn « Quan hệ giữa
nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa. TríThức VN », G. Dutton « Mối quan hệ
giữa Tây Sơn và Hải Tặc Trung Hoa », vv…], nhưng cũng chỉ trong một tuần hay
mười ngày là cùng, không như trên hai mười năm để đánh quân nhà Nguyễn (Gà
Nhà). Sau đây là một số tên của những tướng cướp Tề Ngôi, mà nhà Tây Sơn đã
dựa vào (có lợi cho cả hai bên) : Ngoài Lý Tài, Tập Đình, còn có hàng chục «
Đô Đốc, Đại Đô Đốc » :
Đô Đốc Bảo Đức Hầu Trần Thiên Bảo
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Thi%C3%AAn_B%E1%BA%A3o> (陳添保),
Đại Đô Đốc Đông Hải Vương Mạc Quan Phù
<https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_Quan_Ph%C3%B9> (莫觀扶), Đô Đốc
Lương Văn Canh
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Canh&ac
tion=edit&redlink=1> (梁文庚), Đô Đốc Phàn Văn Tài
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A0n_V%C4%83n_T%C3%A0i&acti
on=edit&redlink=1> (樊文才), Đô Đốc Phùng Liên Quý
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%B9ng_Li%C3%AAn_Qu%C3%BD&ac
tion=edit&redlink=1> (馮連貴), Đại Tư Mã Trịnh Thất
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Th%E1%BA%A5t> (鄭七, Trịnh Diệu
Hoàng), Đô Đốc Kim Ngọc Hầu Trịnh Duy Phong
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%8Bnh_Duy_Phong&action=e
dit&redlink=1> (鄭維豐), Đại Đô Đốc Bình Ba Vương Ô Thạch Nhị
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_Th%E1%BA%A1ch_Nh%E1%BB%8B> (烏石二, Mạch
Hữu Kim), Đô Đốc Lương Bảo
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_B%E1%BA%A3o&acti
on=edit&redlink=1> (梁寶), Đô Đốc Hiệp Đức Hầu Lương Quý Hưng
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_Qu%C3%BD_H%C6%B0
ng&action=edit&redlink=1> (梁貴興), Đô Đốc Trịnh Lão Đồng
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%8Bnh_L%C3%A3o_%C4%90%E1
%BB%93ng&action=edit&redlink=1> (鄭流唐, Trịnh Lưu Đường), Đại Đô Đốc Bình Ba
Vương Đàm A Chiêu
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A0m_A_Chi%C3%AAu&actio
n=edit&redlink=1> (譚阿招), Đô Đốc Trịnh Nhất
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Nh%E1%BA%A5t> (鄭一, Trịnh Văn
Hiển hay Trịnh Diệu Nhất), ), Đô Đốc Tiến Lộc Hầu Luân Quý Lợi
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lu%C3%A2n_Qu%C3%BD_L%E1%BB%A3i&a
ction=edit&redlink=1> (倫貴利), Đô Đốc Phạm Quang Hỉ
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%E1%BA%A1m_Quang_H%E1%BB%89&ac
tion=edit&redlink=1> (范光喜), Trịnh Nhất Tẩu
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Nh%E1%BA%A5t_T%E1%BA%A9u> (鄭一
嫂), Trương Bảo Tử
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_B%E1%BA%A3o_T%E1%BB%AD> (張保
仔), vv…, với 7 vạn quân (70 000) và trên 3 000 chiếc tàu lớn nhỏ. [Xem D.
Murray « Pirates of the South China Coast 1790-1810 »; Nguyễn Duy Chính,
trong bài viết « Việt Thanh Chiến dịch và Quang Trung ra Bắc »].
Sau nầy Nguyễn Ánh cũng có thu phục những người Tàu « Thiên Điạ Hội » có ý
« Phò Minh, Phản Thanh » đã trở thành Tề Ngôi, mà sử gia nhà Nguyễn gọi là «
Tàu Ô », gồm có khoảng 10 người do Hà Hỷ Văn (何喜文) đứng đầu xin theo giúp
Nguyễn Ánh. Họ gồm, ngoài Hà Hỷ Văn ra, có Lương Văn Anh
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Anh&act
ion=edit&redlink=1> (梁文英), Chu Viễn Quyền
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chu_Vi%E1%BB%85n_Quy%E1%BB%81n&a
ction=edit&redlink=1> (周遠權), Hoàng Trung Toàn
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ho%C3%A0ng_Trung_To%C3%A0n&actio
n=edit&redlink=1> (黃忠全 hay Hoàng Trung Đông 黄忠東), vv… Họ được đặt dưới
quyền của các tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành. [Xem Liệt Truyện,
Huế 1993, tập 2, trang 471].
Tôi là người Việt, rất hãnh diện và vui mừng khi biết có một người Việt,
vua Quang Trung, đánh đuổi quân Thanh. Vua Quang Trung là một tướng tài ba.
Nhưng trận Kỷ Dậu (1789) là một trận nhỏ và đánh bất ngờ, lúc quân Tàu ăn
Tết. Ngày Tết, không những là một ngày lễ hội lớn, mà còn là một ngày lễ về
Tâm Linh, dối với người Tàu và người Việt chúng ta, dù rằng « quân bất yếm
trá », và cũng vì quân Thanh, ngạo mạn, tự cao, tự đại, nên bị vua Quang
Trung đánh cho tan tành. Nếu so với các trận đánh trực diện với quân Mông Cổ
của Đức Trần Hưng Đạo, trong ba lần liên tiếp (1258, 1285, 1288), thì trận
Kỷ Dậu chỉ là một trận nhỏ, và quân Thanh đã bị đánh bất ngờ.
Lúc còn nhỏ, tôi có khoảng 7, 8 tuổi (1947,1948), đi chơi với tụi con nít
trong xóm thì hát vang một bài « dân ca ? ». Bài khá dài, tôi chỉ còn nhớ
hai câu chót : «…Toa-Đô (Togatu) nằm liền tại đó. Thoát-Hoan (Toyan) chạy
ngay về Tàu ». Thế là bọn con nít chúng tôi rất hãnh diện và cười oà vang cả
xóm.
Trong trận Kỷ Dậu, cụ Trần Trọng Kim [Việt Nam Sử Lược] ghi Tôn Sĩ Nghị đem
20 vạn quân (200 000; khoảng 20 sư đoàn ngày nay) qua giúp nhà Lê. Có người
vì quá tôn sùng vua Quang Trung đã tự ý thổi phồng lên mà không cho tài liệu
lịch sử, đến 30 vạn (300 000, khoảng 30 sư đoàn), hay đến 50 vạn (500 000,
nửa triệu, khoảng 50 sư đoàn), nhưng trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn » của
Nguyễn Gia Kiển cho rằng, trong bài thuyết trình taị Đại Học Văn Khoa Sàigòn
của Tưởng Quân Chương [không cho năm nào], giáo sư tại một trường Đại Học ở
Đài Loan, cho con số là 6 000 kỵ binh, mà không một sử gia Việt Nam nào phản
đối. Thôi cho đi 10 000 người (khoảng một sư đoàn), vì có dân phu Tàu đi
theo giúp quân của Tôn Sĩ Nghị.
Theo « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia Kiểng ước chừng dân số ở Thang Long lúc
bấy giờ, cao lắm cũng chỉ có 20 000 người là cùng. Tài liệu tôi lấy ở
Internet « Table 6: Urban population of Hanoi and Haiphong »
[https://www.ier.hit-u.ac.jp/COE/Japanese/discussionpapers/DP98.7/6.htm] cho
tổng số dân cư ở Hà-Nội năm 1900 là 103 000 người trẻ, già, lớn, bé và năm
1910 là 114 000, năm 1920 là 81 000 (?), năm 1930 là 135 000, năm 1940 là
149 000 và năm 1950 là 238 000 người. Chúng ta cũng biết sự tăng trưởng dân
số người Việt không theo luật tăng trưởng tuyến tính mà theo luật tăng
trương cấp số nhân, nhất là ở các thành phố lớn, vậy con số 20 000 cư dân mà
Nguyễn Gia Kiểng cho vào những năm 1789 tại Thăng Long rất có thể là đúng.
Nếu không thì lấy đất đâu ra ở Thăng Long để cho 200 000 quân Thanh, hay 300
000 hay 500 000 để mà đứng, tuy quân Thanh đã phân tán quân xung quanh Thăng
Long, nhưng theo các « sử sách » trên thì một nửa quân Thanh đóng ở Thăng
Long, nghiã là 100 000 hay 150 000 hay 250 000 quân. Thế mà các « sử sách »
lại cho quân Thanh thong dong đi chợ mua bán!
Trong Lịch Sử Việt Nam, không chỉ có vua Quang Trung đánh đuổi quân Tàu, mà
còn có hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, đã đánh đuổi quân Tàu mà không cần nhờ người
ngoại quốc như Hải Tặc Trung Hoa!
Tôi nói như vậy, không có nghiã là phủ nhận tài làm tướng của vua Quang
Trung, và công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nhưng nói đến một
nhân vật lịch sử thì phải nói cả hai mặt, tốt, xấu. Lê Chiêu Thống, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Ánh đều là những con người, mà đã là con người thì không thế nào
tuyệt đối hoàn hảo hết, nếu không, họ là những vị thần thánh rồi. Tôi đồng ý
với Nguyễn Gia Kiểng trong « Tổ Quốc Ăn Năn » đã nói: « Nguyễn Huệ, Nguyễn
Ánh, Lê Chiêu Thống, vv… đều là tổ tiên chúng ta cả. Chúng ta phải chấp nhận
họ như là quá khứ và cội nguồn của chính chúng ta. Không ai lựa chọn tổ
tiên, phủ nhận tổ tiên là phủ nhận chính mình, nhưng bóp méo lịch sử là một
chuyện khác ».
Trận Kỷ Dậu đã làm chói lọi tên tuổi của vua Quang Trung, để rồi nhà thơ Vũ
Hoàng Chương, và còn một số đông « sử gia » khác, vì quá tôn sùng nhà vua,
đã cho vua Quang Trung, trong trận Đống Đa là vị tướng đứng đầu của Lịch Sử,
với câu thơ [Xem Tổ Quốc Ăn Năn. Chương: « Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ »]:
….
« Muôn chiến công một chiến công dồn lại,
Một tấm lòng muôn vạn tấm lòng mang. »
….
Vũ Hoàng Chương lấy « Tâm Tình » để làm thơ là một chuyện thường tình, còn
các « sử gia chuyên nghiệp » cũng lấy « Tâm Tình » để viết Sử, thì làm chúng
ta phải suy nghĩ !
II - Nhờ quân Pháp giúp.
Trương Phúc Loan làm nhiều điều tồi bại, sai trái với lòng dân, nên Tây Sơn
gian xảo, lúc đầu phao tin là « Phò Nguyễn, Diệt Quốc Phó », nên được nhân
dân Nam Hà; mến nhà Nguyễn, nghe theo, nhưng khi thế lực khá lớn, thay vì «
Phò Nguyễn », thì tìm đủ mọi cách tiêu diệt sạch sẽ dòng họ Nguyễn-Phước, mà
các Chúa đã gần 200 năm, ròng rả ra công mở rộng gần một nửa nước Việt Nam
trù phú, « rừng vàng, biển bạc ». Tây Sơn tự xưng làm vua để hưởng những
công quả to lớn của các Chúa Nguyễn. Sau nầy có vài « sử gia » cho rằng đó
là cuộc « cách mạng nông dân nổi dậy » do Tây Sơn lãnh đạo. Chuyện nầy là
sai. Quân lính Tây Sơn bị áp bức tòng quân, và quân Tây Sơn đi đến đâu thì
dân và nông dân chạy tránh đến đó. [Xem : « Nhìn lại phong trào Tây Sơn »
của George Dutton trong bài viết « Rethinking the Tây Sơn Era » ; « Nghĩ
lại về thời Tây Sơn » theo BBC đăng trên « Hồn Việt », Internet :
https://honvietsu.wordpress.com/2008/08/20/skymemberpost-9/, hay « Ý kiến
nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », 08/02/2019. Internet
: https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46966079, hay Lê Nguyễn, Trì
Thức VN, 17/10/2021 « Tây Sơn có phải là « phong trào nông dân » không ?
Internet :
https://trithucvn.org/van-hoa/tay-son-co-phai-la-phong-trao-nong-dan-khong.h
tml].
Cũng vì sự gian xảo đó, mà một số tướng lúc trước hưởng ứng lời kêu gọi «
Phò Nguyễn », đã theo Tây Sơn, nhưng sau vài năm lại về theo Nguyễn Ánh, như
Tướng Nguyễn Văn Trương, Tướng Nguyễn Huỳnh Đức (và có hàng chục tướng khác,
mà tôi không có thì giờ tra cứu thêm).
Vì thân cô, thế ít (quân ít, tướng ít, lương thực ít), trong khi Tây Sơn có
quân, có tướng, có đồng minh là Hải Tặc biển Đông và đồng bào Thượng Du (lúc
đó, các nước ở thượng du còn độc lập, chưa thuộc về Hoàng Triều Cưong Thổ),
nên bị Tây Sơn đánh đưổi tơi bời, lần nầy đến lần khác. Nguyễn Ánh đang gánh
nặng trên vai tiền đồ to lớn của Tổ Tiên để lại, và để « dẹp giặc yên dân »
[Xem Thực Lục, tập 1, trang 295], đành phải sai người đi tìm Pigneau de
Béhaine để thương lượng việc nhờ Pháp giúp [tháng 8 năm 1783], vì biết khoa
học, vũ khí, quân dụng Phương Tây hơn xa khoa học, vũ khí, quân dụng ở Á
Châu nhiều, và vì Tây Sơn có Đồng Minh (Hải Tặc Tàu và người Thượng Du), làm
cho dân Nam Hà quá lo âu, sợ sệt.
Pigneau de Béhaine là một người Pháp và là giám mục đạo Ki-Tô La Mã. Ông ta
rất có tiếng, có quyền với giới bổn đạo và tu sĩ của đạo nầy, trong phạm vi
cai quản đạo của ông. Ngoài ra ông cũng giao thiệp lớn với các nhà có thẩm
quyền ở Pondichéry, Xiêm, Chân Lạp, Đại Nam, nhất là ở Nam Hà, Lữ Tống, Ma
Cao... Trong khi thương lượng về chuyện nhờ Pháp giúp, Nguyễn Ánh giao cho
ông Quốc Ấn và cho ông toàn quyền thay mặt mình để đàm phán với Pháp, nhưng
ông ta lại bắt bí Nguyễn Ánh và phu nhân (sau nầy là Thừa Thiên Cao Hoàng
Hậu) phải đưa người con đầu lòng của Nguyễn Ánh là Thế Tử Nguyễn-Phước Cảnh
[con sẽ được kế vị Vua (Vương) được gọi là Thế Tử, con sẽ được kế vị Hoàng
Đế được gọi là Thái Tử], mới có 3 tuổi, phải đi theo làm con tin. Nhưng
Pigneau cứ loanh quanh lẩn quẩn trong vùng, chưa chụi đi. Khi Nguyễn Ánh
biết nhờ quân Xiêm không có hiệu quả, phải sai người đi thúc dục mấy lần,
khi đó Pigneau mới đưa phái đoàn đi và đến Pondichéry vào cuối tháng 2 năm
1785, Nguyễn-Phước Cảnh đã 5 tuôi, và mãi đến tháng 7 năm 1786, Thế Tử Cảnh
đã 6 tuổi, ông mới đưa sang Pháp. Cuộc đi từ Nam Hà sang Pháp, và từ Pháp về
lại Nam Hà là khoảng 6 năm. Pigneau trở về tay không với Thế Tử Cảnh cùng
những người hầu cận, đến Cần Giờ vào tháng 7 năm 1789, Thế Tử đã 9 tuổi. Tất
nhiên các chi phí di chuyển, ăn, ở, đi, về, từ Nam Hà đến Paris, và ngược
lại, trong 6 năm, đều do Nguyễn Ánh trang trải hết. [Xem Nguyễn Quốc Trị «
Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn », in năm
2013, tập I, trang 374]. Pigneau còn nhân danh Nguyễn Ánh (để Nguyễn Ánh
trả) mượn thêm 30 000 livres [có lẽ là livre Tournois, tương đương với 5 600
đồng (piastre Tây Ban Nha ?) và bằng 11 200 quan thời bấy giờ. Xem Maybon «
Histoire Moderne du Pays d’Annam, trang 267.] của Pháp, cho ra vẽ ta đây, đã
đỡ đầu cho Thế Tử nước Nam Hà giàu có, « Nhất nhật nhất yến, tam nhật đại
yến » với giới thượng lưu ở Paris.
1a) Hiệp Ước Versailles 1787.
Một hiệp ước quá sức bất công cho Nam Hà, mà đến ngày nay (năm 2022), quốc
tế và Pháp đều công nhận là « Traité inégal » [Xem « Traités inégaux », trên
Wikipedia. Từ đó mở ra « Traités imposés au Viêtnam »,
https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9s_in%C3%A9gaux#Trait%C3%A9s_impos%C
3%A9s_au_Vietnam <https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9s_in%C3%A9gaux> .
Traité de Versailles 1787. (Traités inégaux : Hiệp Ước không cân bằng)]. Tôi
xin tóm tắt Hiệp Ước Versailles, có tất cả 10 điều khoản, ký kết giữa Bá
Tước de Montmorin, đại diện vua Louis XVI và P.-J.-G, giám mục của thành phố
Adran (Pierre Joseph Georges, Evêque d’Adran), đại diện toàn quyền Nguyễn
Ánh (Nguyễn Vương), vào ngày 28 tháng 11 năm 1787, như sau :
- Phía Pháp : Pháp sẽ viện trợ, không hoàn lại, 4 tiểu hạm 3 buồm (frégate)
với một đoàn quân gồm có 1200 bộ binh, 200 quân pháo binh và 250 quân da đen
(cafres). Tàu chiến và quân lính được trang bị vũ khí
<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_kh%C3%AD> , đạn dược tương ứng.
- Phía Nam Hà :
a) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu tuyệt đối và chủ quyền (propriété
absolue et souveraineté) đảo Hoï-Nan (5) trước cảng Đà Nẵng (Touron) và Pháp
có thể thành lập những cơ sở theo ý muốn, trên thành phố Đà Nẵng.
b) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu và chủ quyền Côn Đảo
(Poulo-Condore).
c) Người Pháp có quyền đi lại, buôn bán, nhập cảng các hàng hóa thoải mái,
trừ những món hàng bị pháp luật cấm. Họ có quyền xuất cảng hàng hóa qua các
nước lân cận, phải trả thuế quan như người bản xứ, nhưng không được cao hơn.
d) Không cho phép một tàu buôn hay tàu chiến của một nước khác, ngoài tàu
của Pháp cập bến.
e) Nam Hà phải bảo toàn tánh mạng và tài sản của người Pháp.
f) Nam Hà phải cung cấp thủy thủ, tàu bè, lương thực và quân nhu thiết yếu
cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở trong khu vực không
ngoài các đảo Moluques, Sonde và eo biển Malacca. [Xem Taboulet « La Geste
Française [hỗn xược] en Indochine », in năm 1955. Trang 186 đến 188].
(5) Tôi không biết đảo Hoï-Nan là đảo nào. Nhìn vào bản đồ Việt Nam có quần
đảo Cù Lao Chàm trước mặt cảng Hội An, nhưng quá xa với cảng Đà Nẵng. Phía
Bắc cảng Đà Nẵng có đảo Sơn Chà gần Đà Nẵng hơn nhiều. Vậy đảo Hoï-Nan là
đảo nào, nói trong Hiệp Ước Versailles ?
Thật là một Hiệp Ước quá bất lợi cho Nam Hà, do Pigneau tự ý, nhân danh
Nguyễn Vương, ký kết (do Nguyễn Ánh đã trao quốc ấn, và cho Pigneau toàn
quyền).
Cũng may nhờ Hồn Thiêng của Đất Nước và Anh Linh của Tổ Tiên chúng ta, qua
các triều đại, mà Hiệp Ước Versailles đã bị Louis XVI bải bỏ và Nguyễn Ánh
đã hú vía !
Trong những năm cuối đời Louis XVI, quỹ quốc gia bị hao hụt nhiều và có
những dấu hiệu về sự bất ổn trong xã hội Pháp để rồi đưa đến cuộc Cách Mạng
1789, cùng mật thám của Bá Tước Conway, Toàn Quyền các cơ sở của Pháp, tại
Ấn, đặt tại Pondichéry, đưa tin cho nhà vua là quân Tây Sơn đang mạnh lắm
(Nguyễn Huệ phá tan quân Xiêm và quân Thanh). Louis XVI mới gởi hai lệnh cho
Conway, đề ngày 02/12/1787 :
- Một lệnh « trắng » (ostensible : dễ thấy), giao cho Conway điều khiển
cuộc viễn chinh, để phô trương thanh thế.
- Một lệnh « đen » (secrète : mật), cho Conway toàn quyền không thi hành
hiệp ước Versailles, hay trì hoãn nó.
- Một lệnh « mật » : Vào tháng 11 năm 1788, Louis XVI chính thức bãi bỏ
hiệp ước Versailles. (Phúc trình của de La Luzerne, Bộ Trưởng Hải Quân và
Hàng Hải, đệ lên Louis XVI, xin bãi bỏ Hiệp Uớc Versailles, và được Louis
XVI, chính tay phê « Chuẩn y » (Approuvé) trên tờ phúc trình đó). [Xem
Launay « Histoire de la Mission de Cochinchine 1658 – 1823, tập III, in năm
2000, trang 197, 198].
Pigneau và Nguyễn Ánh không biết lệnh « Mật » nầy. Do đó gây ra sự xung
đột, cãi vã giữa Pigneau và Conway, vì theo Pigneau, Conway kiếm cớ nầy, cớ
khác để làm chậm trể việc áp dụng Hiệp Ước Versailles. Pigneau chỉ biết tin
bải bỏ hiệp ước nầy, do thơ của de La Luzerne viết cho ông ta, ngày
16/04/1789. [Xem Launay, sđd, tập III, trang 199].
1b) Thơ cám ơn của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh không biết cả hai lệnh mà Louis XVI gởi cho Conway. Pigneau cũng giấu Nguyễn Ánh thư của de La Luzerne gởi cho ông ta (6). Pigneau chỉ đổ lỗi
cho Conway không thi hành Hiệp Ước mà thôi. Khi Nam Hà biết tin Conway làm «
khó dễ », thì Pigneau rất mất mặt với Triều Đình Nam Hà, dân chúng thì lo
âu, duy chỉ có Nguyễn Ánh tỏ ra rất bình tĩnh và vui mừng nữa là khác, vì
Nguyễn Ánh thấy cái hiệp ước đó quá bất lợi cho Nam Hà và lúc đó Nguyễn Ánh
đã bình định được toàn cõi Nam Hà [Xem Launay, sđd, « Thơ của Pigneau viết
cho Létondal », trang 210], (rất có thể, thám tử của Tây Sơn ở Gia Định cho
Quang Trung biết là Conway không thi hành hiệp ước. [Xem Launay, sđd, trang
294]).
(6) : Sau nầy các vị vua kế vị Nguyễn Ánh, như vua Minh-Mạng, vua
Thiệu-Trị, vua Tự-Đức cũng không biết Hiệp Ước Versailles đã bị chính Louis
XVI bãi bỏ, mà chỉ biết là Nguyễn Ánh không nhận một viên đạn, một khẩu
súng, một chiếc tàu, một người lính nào của Louis XVI viên trợ cho.
Nguyễn Ánh đã viết thơ cám ơn Louis XVI, như sau [Tôi dịch bài tiếng Pháp
của de Guignes dịch từ chữ Hán] :
« Quả nhân là Nguyễn Ánh, Quốc Vương nước Nam Hà, kính tin cho đại danh,
đại cường, Quốc Vương nước Pháp…
… Còn về chuyện quả nhân nhờ Quốc Vương giúp, dầu rằng quả nhân không nhận
được, nhưng quả nhân không lấy làm phiền, vì quả nhân biết không phải ý của
Quốc Vương, mà do lỗi của viên Toàn Quyền của Quốc Vương ở Ấn Độ.
Quả nhân xin gởi đến Quốc Vương những tâm tình mãnh liệt biết ơn của quả
nhân đối với lòng nhân từ của Quốc Vương đã trao lại thế tử, con của quả
nhân, sự đoàn tụ cha con, như người ta nói, là thả lại cá xuống nước, khi cá
bị mắc cạn trên bờ. Xa cách nhau, dù cho có bao la đi nữa, cũng không làm
quả nhân quên đại ân ấy.
Về lực lượng quân sự của quả nhân hiện nay, quả nhân có một quân lực đáng
kể, bộ binh cũng như hải quân, và quả nhân có đủ quân nhu, đạn dược cùng
luơng thực cần thiết cho chiến dịch mà quả nhân đang dự kiến. Quả nhân không
dám lộ liễu xin Quốc Vương giúp quân »…
Năm Cảnh Hưng thứ 50, ngày 17, tuần trăng thứ 12 ». [Xem Launay, sđd, trang
205, 206. Theo sách của Launay là ngày 31/01/1790, tức là ngày 17 tháng Chạp
năm Kỷ-Dậu. Vua Lê Hiển Tông (1740-1786), niên hiệu Cảnh-Hưng].
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
109 102 022 nvt*ttl*
Xin xem tiếp Phần II.
Có khoảng 65 Tài Liệu tham khảo. Xin xem ở cuối bài viết.
Lính quân nhà Thanh
Hải Tạc Biển Đông, thế kỷ thứ XIX
Nguồn Alamyimage.fr, Wikipedia
CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ
Phần I
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Chú ý «Thực Lục» mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là
do tôi ghi: Trang 1, tập 1, bất đầu từ «Đại nam thực lục. Tập một... Mã
số: 7X372T4», và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do đó
số trang của «Thực Lục» trong bài viết nầy, không giống như số trang của
nhà Xuất Bản.
« Rước voi về giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà ». Hai câu đao to, búa lớn,
không một chút thông cảm, đầy vẻ hận thù, để gán cho hai nhân vật lịch sử là
vua Chiêu-Thống Lê Duy-Kỳ và vua Gia-Long Nguyễn-Phước Ánh, của một số « Sử
Gia », hãnh diện về đạo đức « Chí công vô tư » của người viết Sử. Từ đó, hai
câu trên được lan truyền ra đại chúng, rồi có những người, vì quá hận thù,
do những « Sử Gia » trên truyền tụng, để, không một chút suy nghĩ, không đặt
mình vào thời đại lịch sử, đã tùy tiện thẳng thừng nện những búa rìu chí
mạng lên hai nhân vật lịch sử trên, và gọi hai vị là hai « TÊN bán nước cầu
vinh ».
Cũng nên nói liền ở đây, là vua Chiêu-Thống nhờ Trung Quốc giứp, và quân
Trung Quốc đã đặt chân lên đất nước Việt-Nam. Còn vua Gia-Long cũng có nhờ
Pháp giúp, nhưng khi thấy thế quân sự của mình có thể bình định được giang
sơn mà Tổ Tiên đã dày công gây dựng, thì đã khéo léo từ chối sự giúp đỡ của
Pháp, vì thế mà không có quân chính quy của Pháp trên đất nước Việt-Nam.
[Xin xem phần nói về Nguyễn Ánh ở dưới : Chuyện Nguyễn Ánh lợi dụng
Bá-Đa-Lộc cùng khoảng mười mấy người Pháp phiêu lưu, ít học, là để trấn an
lòng dân Nam Hà.].
Theo tôi thì không chỉ có hai vị Nguyên Thủ Quốc Gia trên mới đi cầu viên
ngoại bang, mà ngay từ xưa cho đến thế kỷ thứ 20, 21 cũng còn có các vị
Nguyên Thủ Quốc Gia của một số quốc gia đi cầu ngoại viện [Xem ở dưới]. Đó
cũng chỉ là sự « VẠN BẤT ĐẮC DĨ » nhất thời. Các Nguyên Thủ Quốc Gia đều
biết rằng, trong chiều dài của Lịch sử, giữa bạn bè thân thiết với nhau, thì
có những sự giúp đỡ nhau KHÔNG VỤ LỢI, nhưng còn đối với các Quốc Gia, thì
sự « giúp đỡ » nhau đều có tính toán TRỤC LỢI cả. Nhờ ngoại bang giúp, thì
sớm muộn gì, rồi cũng phải trả một cái giá rất đắt. Vậy một khi đã lâm vào
cảnh « VẠN BẤT ĐẮC DĨ », thì phải chuẩn bị « Trả Nợ » với một giá rẻ nhất,
có thể có, để khỏi làm hại Nước, hại Dân.
Theo tôi, thì từ khi lập quốc cho đến thế kỷ thứ 21 nầy, không có một vị
Nguyên Thủ Quốc Gia Việt Nam nào và cũng không có một người Dân Việt Nam nào
làm cái chuyện khờ dại « Rước Voi Về Giày Mả Tổ hay Cõng Rắn Cắn Gà Nhà »
cả, mà chẳng qua là sự « Vạn Bất Đắt Dĩ » nhất thời, trong một tình thế Đất
Nước khó khăn mà thôi.
Nói đến Lịch Sử, thì phải đặt mình vào thời đại lịch sử đó. Nền Quân Chủ
Việt-Nam xưa (1), theo quan niệm Nho Giáo : Triều Đại là Đất Nước. Phản lại
Triều Đại được xem như là Phản lại Đất Nước (Trung quân, Ái quốc). Những vị
vua « khai quốc » đã đánh đuổi ngoại xâm vì triều đại trước, đã quá suy yếu,
không kham nổi công việc nầy ; hay, vì gian thần, ấu chúa mà các vị đã tự
lập lên làm vua. Theo Nho Giáo, đó là Mệnh Trời ban (Thiên Tử). Còn những vị
vua kế vị thì theo nền « Quân Chủ Tôn Quân Tập Truyền », nên, ngoài bổn
phận, và trách nhiệm giữ gìn cho Đất Nước hùng mạnh, Nhân Dân an lạc, thì
còn có bổn phận và trách nhiệm giữ gìn Triều Đại, Đất Nước mà Cha Ông đã dày
công gây dựng. Đó là một bổn phận, một trách nhiệm nặng nề mà các vị vua kế
nghiêp buộc phải gánh vác.
(1) Chứ không phải là Phong Kiến, như ta thấy đầy dẫy trên các báo chí,
trên mạng Internet (90%). Nước Việt Nam của chúng ta chưa bao giờ có nền
Phong Kiến như ở Trung Quốc. Nên xem lại các Từ/Tự điển hai chử Phong Kiến.
Có người còn lẫn lộn « Phong Kiến » trong nghĩa « Đời xưa ».
A - Rước voi về giày mả tổ - Vua Lê Chiêu Thống.
Trong một hoàn cảnh cực kỳ rối loạn, với Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng,
Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Khiêm…, vua Chiêu-Thống, không có quyền hành,
không có tiền bạc cùng binh lính gì hết, nhưng vua đang có bổn phận gìn giữ
tiền đồ của Tổ Tiên để lại gần khoảng 360 năm, nên xuống chiếu Cần Vương.
Nguyễn Hữu Chỉnh, được Nguyễn Huệ cho trấn thủ Nghệ-An, đã đắp ưng lời chiếu
Cần Vương, để trục lợi cho riêng mình. Năm 1786, Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan
quân Trịnh, rồi nắm trọn quyền chính trong tay, còn muốn phản lại Tây Sơn
bằng cách đòi trả lại Nghệ An cho nhà Lê. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc
giết Nguyễn Hữu Chỉnh, còn vua Lê Chiêu-Thống thì chạy trốn ra Kinh Bắc.
Thái Hậu, mẹ vua cùng con trai vua được các quần thần phò tá sang
Long-Châu, thuộc nhà Thanh, gặp Tổng đốc Lưỡng Quảng
<https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A1ng_Qu%E1%BA%A3ng> Tôn Sĩ
Nghị <https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B> và Tuần
phủ Quảng Tây <https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y> Tôn
Vĩnh Thanh cầu xin cứu viện. Tôn Sĩ Nghị tâu lên vua Càn-Long và được
Càn-Long chấp thuận. Tôn Sĩ Nghị
<https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B> bèn điều động
quân 4 tỉnh Quảng-Đông
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%C3%B4ng> , Quảng-Tây
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y> , Vân-Nam
<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n_Nam> và Quý-Châu
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%BD_Ch%C3%A2u> kéo sang Đại-Việt
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t> , sai Lê Quýnh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Qu%C3%BDnh> , Nguyễn Quốc Đống về tâu
lại với vua Chiêu-Thống. Vua bấy giờ mới biết, liền sai Tham Tri Chính Sự Lê
Duy-Đản và Hàn Lâm Hiệu Thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên đón quân nhà
Thanh <https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Thanh> . Tôn Sĩ Nghị đưa vua
Chiêu-Thống về Thăng-Long và phong cho làm « An Nam Quốc Vương ». [Xem Lê
Chiêu Thống trên Wikipedia, tiếng Việt, trên mạng Internet, trích theo «
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí »].
Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh sang Thăng-Long, bèn lên ngôi Hoàng Đế, niên
hiệu Quang-Trung, dẫn quân ra Bắc phá tan quân Thanh (vua Quang-Trung vào
Thăng-Long ngày mùng 5 tháng Giêng, năm Kỷ-Dậu [30/01/1789]). Vua
Chiêu-Thống theo tàn quân của Tôn Sĩ Nghị sang Trung-Quốc và xin cho quân
cứu viện một lần nữa, nhưng vua Càn-Long đã già yếu, không muốn chiến tranh
nữa, nên hứa hão với vua Chiêu-Thống, rồi phong vua Quang- Trung làm « An
Nam Quốc Vương ». Vua Chiêu-Thống cùng bầy tôi phản đối kịch liệt, Càn-Long
bèn an trí tôi thần nhà vua, một người một ngả, không liên lạc được với
nhau. Năm 1792, người con trai chết, nhà vua thấy tuyệt vọng và chán nản,
lâm bệnh rồi qua đời ngày 16 tháng 10
<https://vi.wikipedia.org/wiki/16_th%C3%A1ng_10> năm Quý-Sửu (1793
<https://vi.wikipedia.org/wiki/1793> ) tại Yên-Kinh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_Kinh> . Nhà Thanh an táng vua
theo nghi thức tước Công. Năm 1804 <https://vi.wikipedia.org/wiki/1804> ,
dưới triều vua Gia-Long, vua Gia-Khánh
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Kh%C3%A1nh> nhà Thanh cho phép đưa linh
cữu vua Lê, Thái hậu và con trai của vua Chiêu-Thống về nước. Tháng 11 (âm
lịch ?) cùng năm, táng nhà vua ở lăng Bàn-Thạch, nay là xã Xuân-Quang, huyện
Thọ-Xuân, tỉnh Thanh-Hóa (2).
(2) Nguồn lấy từ Wikipedia tiếng Việt, nói về vua Lê Chiêu Thống, trích
trong « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
<http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm51.html
> » và « Hoàng Lê Nhất Thống Chí
<http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/hoangle/hlntc13.html> ».
Theo Nguyễn Gia-Kiểng, trong « Tổ Quốc Ăn Năn », mấy chữ đao to, búa lớn «
Rước Voi Về Giày Mả Tổ », không có trong sử sách. Cuốn « Hoàng Lê Nhất Thống
Chí » của dòng họ Ngô rất gắn bó với Tây Sơn cũng không hề lên án vua Lê
Chiêu-Thống, trái lại còn bày tỏ sự cảm thương ». Sáu chữ đó chỉ có sau năm
1945, vì mục đích chính trị. Các « Sử Gia » cho rằng vua Lê Chiêu-Thống là
một vị vua nhu nhược và hèn nhát, nhưng theo Nguyễn Gia-Kiểng thì nhà vua «
là con người rất có đảm lược và bản lãnh, không ngại vào sinh ra tử », để
không để mất tiền đồ mà Tổ Tiên của nhà vua, đã để lại gần 400 năm (372
năm).
Thật là tội nghiệp. Nhờ quân nhà Thanh cũng chỉ là chuyện « Vạn Bất Đắt Dĩ
» mà thôi. Dưới triều Tự-Đức, vua Dực-Tông Anh đã viết :
« Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi
lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết [tục
truyền rằng, khi cải táng nhà vua, trái tim nhà vua còn nguyên vẹn], kể cũng
đáng thương ! Vậy nên truy đặt tên thụy là Mẫn Đế », và đến triều Kiến-Phước
(1884) được phong là Mẫn Hoàng Dế. Nhà vua được thờ ở đền thờ các vua nhà Lê
ở thôn Kiều-Đại thuộc tỉnh Thanh-Hóa với danh xưng Nghị Hoàng Đế. [Xem Khâm
định Việt sử Thông giám Cương mục
<http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm52.html
> , Chính biên quyển thứ 47. Trang 1 000, 1 001].
Cũng nên nói thêm : Cha, vua Quang-Trung, đánh đuổi quân Thanh, thì con,
vua Bảo-Hưng Quang-Toản, (con vua Quang-Trung) lại sai phái đoàn sứ giả
Nguyễn Đăng Sở, năm 1801, sang Tàu nhờ giúp quân, khi bị Nguyễn Ánh đánh
thẳng ra Bắc. Tuy nhà Thanh không giúp, nhưng Quang-Toản cũng đã sai sứ sang
Tàu cầu viện. [Xem Đại Nam Liệt Truyện, NXB Thuận Hóa, 1993, Tập 2, trang
537. Ghi tắt : Liệt Truyện, Huế 1993]. Vậy Quang-Toản cũng có ý « Rước Voi
về Giày Mả Tổ » à ? hay cũng vì « Vạn Bất Đắt Dĩ » ?
B – Cõng rắn cắn gà nhà - Vua Nguyễn Gia-Long.
Trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia-Kiểng đã nói về Nguyễn Ánh : «
Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê ChiêuThống có thể giải thích được thì sự
lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.
Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi
Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai ».
I - Nhờ quân Xiêm giúp.
1) Qua Xiêm lần thứ nhất.
Cũng vì nhờ Nguyễn Hữu Thụy (Thoại, Thoại Ngọc Hầu) tướng của Nguyễn Ánh,
lúc trước không đánh mình, do Chân lạp cầu viện, còn làm một Hiệp Uớc Liên
Minh quân sự (bẻ tên ăn thề) [Xem Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567] (3), nên
ba vua Xiêm Chất-Tri, Sô-Si và cháu là Ma- Lặc (vua thứ nhất, vua thứ hai
và vua thứ ba, làm vua cùng một lúc), có ý giúp Nguyễn Ánh, trong lúc Nguyễn
Ánh bị Tây-Sơn đánh đuổi đến cùng :
…. « Tháng 2 (âm lịch, [năm 1784]). Trước là, sau cuộc bại trận ở Bến Nghé,
Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai tướng là Thát
Xỉ-Đa đem thủy quân sang Hà-Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn, đón
vua sang nước họ. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải theo
lời » ….
…. « Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia-Định. Vua Xiêm sai
hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến
thuyền để giúp » …. [Xem Thực Lục, Tập1, Trang 128 đến trang 134].
Thực Lục, tập 1, trang 134 (3), viết : « Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây
đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày nhâm thìn, xuất phát từ thành Vọng-Các,
đi ra cửa biển Bắc-Nôm.
Mùa thu, tháng 7 [1784], quân ta tiến đánh được đạo Kiên-Giang, phá được Đô
đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn-Giang, rồi thẳng đến xứ Ba-Xắc, Trà-Ôn,
Mân-Thít, Sa-Đéc, chia quân đóng đồn.
Lấy Mạc Tử-Sinh làm Tham tướng trấn Hà-Tiên, quản lý binh dân sự vụ.
Sai Cai cơ Trịnh Ngọc Trí đem mật chỉ đến các đồn chiêu dụ những bề tôi cũ
và những sĩ dân hào kiệt. Ngọc Trí đến Liêm-Áo [Vũng-Liêm], phó đốc chiến
giặc là Lý (không rõ họ) vâng mệnh đem quân sở bộ đến hàng.
Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh Bình Tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp
đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân-Thít. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến
hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp,
chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền
chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Đa chạy đến Long-Hồ. Quân ta bắt được thuyền
ghe khí giới rất nhiều. Văn Tiếp bị thương nặng, hét lớn lên rằng: « Trời
chưa muốn dẹp giặc Tây-Sơn à ! » rồi chết. (Lại có một thuyết nói trận ấy
quân ta đã phá được thuyền giặc đậu ở bờ sông, Văn Tiếp nhảy qua thuyền khác
bị mũi gươm trần đâm phải mà chết). Vua thương tiếc điếng người, than rằng :
« Văn Tiếp cùng ta chung cuộc vui buồn, nay đến nửa đường bỏ ta, thực khiến
tình người khó nỗi ». Cho gấm lụa để hậu táng. (Năm Minh-Mệnh thứ 5, tòng tự
ở Thế miếu, năm thứ 12, phong Lâm-Thao quận công ».
(3) : « Thực Lục » mà tôi có, là tải từ Internet xuống, và số trang là do
tôi ghi : Trang 1, tập 1, bất đầu từ « Đại nam thực lục. Tập một ...
Mã số : 7X372T4 », và trang cuối « (Hết phần Đệ nhất kỷ) » là trang 596. Do
đó số trang của « Thực Lục » trong bài viết nầy, không giống như số trang
của nhà Xuất Bản.
Cũng vì cái Hiêp Ước Liên Minh Quân Sự đó, mà tháng Hai (âm lịch), năm
Mậu-Ngọ, [1789], Xiêm bị Miến-Điện đánh, Xiêm cầu viện. Nguyễn Ánh sai tướng
Nguyễn Hoàng Đức và tướng Nguyễn Văn Trương đem binh thuyền đi cứu viện. Đến
Côn-Lôn, biết tin quân Xiêm đã thắng rồi, bèn rút quân về. [Xem Thực Lục,
tập 1, trang 217, và Liệt Truyện, Huế 1993, trang 567].
Tháng 12, Nguyễn Nhạc nghe tin cáo cấp, tức thì sai Nguyễn Huệ đem binh
thuyền vào cứu Sài-Gòn.
Quân Tây-Sơn bị thua nhiều trận. Quân Xiêm đâm ra tự cao, tự đại, đi phá
phách, khuấy nhiễu dân lành làm cho Nguyễn Ánh định bỏ Gia-Định : « Vua thấy
quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc (đến) đấy, nhân dân ta oán rất nhiều,
bảo các tướng rằng : Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã
mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia-Định mà mất lòng dân thì
ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân ». [Thực
Lục, tập 1, trang 134].
Nguyễn Huệ cũng thấy bị thua hoài, đâm ra chán nản, muốn đem quân về. Cũng
may có tướng của Nguyễn Ánh, hàng quân Tây Sơn là Lê Xuân Giác (4) bày kế
cho Nguyễn Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch-Gầm và ở sông Xoài-Mút
(thuộc tỉnh Định-Tường), rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng
và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn
dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ-Tho, cuối cùng bị phục binh của Tây-Sơn, thủy bộ
hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài
nghìn lính theo đường núi Chân-Lạp mà chạy về ». Nên nói thủy quân của Nguễn
Huệ ở trận nầy là Hải Tặc [Xem Thực Lục năm 1784, trang 134 và D. Murray, «
Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, trang 65].
(4) [Lê Xuân Giác là một tướng của Nguyễn Ánh, vì bị cô thế phải hàng quân
Tây Sơn, không biết sau nầy ông bị tử trận hay theo Tây Sơn. Có những vị
tướng của Nguyễn Ánh, hàng Tây Sơn, vì cô thế như những tướng Nguyễn Tiến
Văn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, vân vân…, nhưng sau khi Nguyễn Ánh về
lại Nam Hà, thì họ bỏ Tây Sơn và về lại với Nguyễn Ánh. Xem Thực Lục, tập 1,
năm 1784, trang 134].
2) Qua Xiêm lần thứ hai.
Sau trận Mỹ-Tho, các tướng của Nguyễn Ánh cũng đều vỡ chạy. Nguyễn Ánh về
lại Trấn-Giang, may gặp được Mạc Tử-Sinh bỗng đi thuyền tới. Nguyễn Ánh bèn
sai Tử-Sinh và Cai cơ Trung (không rõ họ, cậu Chu Văn Tiếp) sang Xiêm báo
tin.
Tháng 3 (âm lịch) [1785], Quân Tây Sơn đuổi bức sát đến Thổ-Châu. Nguyễn
Ánh lại sang đảo Cổ-Cốt, gặp Cai cơ Trung đem binh thuyền Xiêm đến đón,
Nguyễn Ánh bèn sang Xiêm. Bầy tôi đi theo có khoảng 20 tướng và 200 quân với
5 chiến thuyền là chiếc Phượng-Phi, Bằng-Phi, Hùng-Trì, Chính-Nghi và thuyền
Ô.
Tháng 4, Nguyễn Ánh đến thành Vọng-Các. Vua Xiêm nhân hỏi tình trạng sự
thất bại. Nguyễn Ánh nói : « Ngài trọng tình láng giềng giao hảo cho quân
sang giúp, nhưng vì Chiêu Tăng, Chiêu Sương kiêu ngạo và phóng túng, tới đâu
cũng tàn bạo, dân đều oán cả, cho nên đến nỗi thất bại ». Vua Xiêm giận lắm,
muốn chém Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Nguyễn Ánh lại can, vua Xiêm mới thôi.
[Thực Lục, tập1, trang 135].
Nguyễn Ánh cho rằng thế giặc Tây Sơn đang còn mạnh, đành xin trú ở Long-Kỳ
(Xiêm gọi là Đồng-Khoai, ở ngoại thành Vọng Các), sai người đi rước mẹ cùng
gia quyến sang Long-Kỳ. Từ đó, sai quân khai khẩn đất hoang để tự túc. Các
tướng nghe tin cũng đem quân sang tụ họp ở đây. Nguyễn Ánh một mặt lo luyện
quân, một mặt sai các tướng ra các đảo ở vịnh Xiêm La lo đóng thuyền, tập
trận.
Tháng 2 năm Bính-Ngọ [1786], Diến Điện do ba đường tiến binh xâm lấn đất
nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự. Trước là để cám ơn các vua Xiêm đã
cho trú ngụ, sau cũng để cho quân tướng có dịp thực tập, Nguyễn Ánh xin làm
tiên phong, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi trước, dùng ống phun lửa
để đánh. Quân Diến-Điện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người. Tháng
3, quân Chà Và lại đánh Xiêm. Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem thủy binh cùng
với vua thứ hai nước Xiêm đánh dẹp được. Hai vua Xiêm thán phục và xem trọng
quân, tướng ta, đem vàng lụa đến tạ, đãi ngộ rất hậu, và muốn giúp quân một
lần nữa cho Nguyễn Ánh thu phục lại Gia Định. Đây cũng chỉ là một hiệp ước
giúp đở nhau giữa hai nước, tuy không có văn bằng. [Xem Lê Nguyễn « Quan hệ
giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa ». TríThức VN)].
Nguyễn Ánh bàn lại với các tướng, thì Nguyễn Văn Thành cho rằng nếu mượn
quân Xiêm, thì có thể xảy ra chuyện hiếp đáp dân mình như lần trước, năm
1784, vả lại mượn quân nước ngoài, thì thắng hay thua gì, đưa « Di Địch »
vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau nầy. Nguyễn Ánh và các tướng cho là
phải, nên từ chối việc mượn quân [Thực Lục, tập 1, trang 136].
Tháng 2, năm Đinh Mùi [1787], Nguyễn Nhạc sai Đông Định Vương Nguyễn Lữ và
Phạm Văn Tham giữ Gia-Định. Tháng 7, Nguyễn Ánh lén đưa quân, tướng cùng gia
đình về Hòn-Tre, chỉ để lại một cái thơ cám ơn các vua Xiêm. Khi vua Xiêm
biết thì Nguyễn Ánh đã đi khỏi Xiêm rồi. Sau vài trận đánh với quân Tây Sơn,
Nguyễn Ánh chiếm lại thành Gia-Định vào tháng 8 (âm lịch) [1788] …
Theo Lê Nguyễn trong bài « Chút suy nghĩ về chuyện “Cõng rắn cắn gà nhà”
của Nguyễn Ánh - Gia Long - TríThức VN, ngày 28/08/2021 » thì :
« Không thể coi Nguyễn Ánh là “cõng rắn” khi ông sử dụng quân Xiêm như một
công cụ để tăng cường sức mạnh của quân đội do ông và các tướng Việt chỉ
huy. Việc quân Xiêm lợi dụng cơ hội để tàn hại dân lành là một tình huống
bất ngờ trong chiến tranh, nằm ngoài dự kiến của cả phía Việt lẫn phía Xiêm.
Tất nhiên, Nguyễn Ánh và các tướng của ông phải chịu trách nhiệm về biến
động này, và như những phát biểu của ông với các tướng, điều này chỉ có tính
nhất thời và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của phía Việt. Nếu quân Xiêm
được đưa sang Đại Việt nhằm mục đích xâm lược, vua Xiêm đã không nổi trận
lôi đình đòi mang hai người cháu ra chém đầu về những việc làm tệ hại mà
binh lính của họ đã gây ra ».
3) Hải Phỉ, Tề Ngôi.
Nói đến Nguyễn Ánh thì phải nói đến vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhưng hiện
giờ, đụng đến vua Quang Trung thì cũng như đụng đến một tôn giáo vậy, vì lý
do chính trị cũng có, vì những người lấy « tâm tình » viết sử cũng có. Họ đã
thổi phồng vua Quang Trung, gán cho vua Quang Trung những đức tính mà nhà
vua không có, những điều mà nhà vua chưa từng làm tới, chưa từng nghĩ tới,
rồi thần thánh hóa vua Quang Trung, biến nhà Tây Sơn như một tôn giáo vậy.
[Xem Tiệu Minh Di (Không nhớ tên tác phẩm của ông nói về vua Quang Trung),
Nguyễn Văn Lục « Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long
Nguyễn Ánh », Nguyễn Gia Kiểng « Tổ Quốc Ăn Năn), George Dutton « Ý kiến nói
Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », vv…].
Những hàng sau đây, chắc sẽ làm phật lòng một số người.
Nguyễn Ánh nhờ quân Xiêm giúp, ở trên đất Nam Hà từ tháng 6 (âm lịch)
[1784] đến tháng 12 (âm lịch) [1785] thì bị Nguyễn Huệ đánh tan, vậy quân
Xiêm chỉ ở trên đất Nam Hà khoảng chừng 6 tháng, thế mà mang tiếng « Cõng
Rắn Cắn Gà Nhà », còn Tậy Sơn, trong đó có Nguyễn Huệ, đã nhờ tuị Hải Tặc
Tàu đánh quân nhà Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, trên hai mười mấy năm trời,
thì không « Cõng Rắn Cắn Gà Nhà » à ?
Tuy vua Quang Trung có dùng Hải Tặc Tàu để đánh quân Thanh [Xem D. Murray «
Pirates of the South China Coast 1790-1810 », in năm 1987, Nguyễn Duy Chính
« Vai trò của Hải Phỉ trong chiến thắng Kỷ Dậu », Lê Nguyễn « Quan hệ giữa
nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa. TríThức VN », G. Dutton « Mối quan hệ
giữa Tây Sơn và Hải Tặc Trung Hoa », vv…], nhưng cũng chỉ trong một tuần hay
mười ngày là cùng, không như trên hai mười năm để đánh quân nhà Nguyễn (Gà
Nhà). Sau đây là một số tên của những tướng cướp Tề Ngôi, mà nhà Tây Sơn đã
dựa vào (có lợi cho cả hai bên) : Ngoài Lý Tài, Tập Đình, còn có hàng chục «
Đô Đốc, Đại Đô Đốc » :
Đô Đốc Bảo Đức Hầu Trần Thiên Bảo
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Thi%C3%AAn_B%E1%BA%A3o> (陳添保),
Đại Đô Đốc Đông Hải Vương Mạc Quan Phù
<https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_Quan_Ph%C3%B9> (莫觀扶), Đô Đốc
Lương Văn Canh
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Canh&ac
tion=edit&redlink=1> (梁文庚), Đô Đốc Phàn Văn Tài
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A0n_V%C4%83n_T%C3%A0i&acti
on=edit&redlink=1> (樊文才), Đô Đốc Phùng Liên Quý
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%B9ng_Li%C3%AAn_Qu%C3%BD&ac
tion=edit&redlink=1> (馮連貴), Đại Tư Mã Trịnh Thất
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Th%E1%BA%A5t> (鄭七, Trịnh Diệu
Hoàng), Đô Đốc Kim Ngọc Hầu Trịnh Duy Phong
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%8Bnh_Duy_Phong&action=e
dit&redlink=1> (鄭維豐), Đại Đô Đốc Bình Ba Vương Ô Thạch Nhị
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_Th%E1%BA%A1ch_Nh%E1%BB%8B> (烏石二, Mạch
Hữu Kim), Đô Đốc Lương Bảo
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_B%E1%BA%A3o&acti
on=edit&redlink=1> (梁寶), Đô Đốc Hiệp Đức Hầu Lương Quý Hưng
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_Qu%C3%BD_H%C6%B0
ng&action=edit&redlink=1> (梁貴興), Đô Đốc Trịnh Lão Đồng
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%8Bnh_L%C3%A3o_%C4%90%E1
%BB%93ng&action=edit&redlink=1> (鄭流唐, Trịnh Lưu Đường), Đại Đô Đốc Bình Ba
Vương Đàm A Chiêu
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%C3%A0m_A_Chi%C3%AAu&actio
n=edit&redlink=1> (譚阿招), Đô Đốc Trịnh Nhất
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Nh%E1%BA%A5t> (鄭一, Trịnh Văn
Hiển hay Trịnh Diệu Nhất), ), Đô Đốc Tiến Lộc Hầu Luân Quý Lợi
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lu%C3%A2n_Qu%C3%BD_L%E1%BB%A3i&a
ction=edit&redlink=1> (倫貴利), Đô Đốc Phạm Quang Hỉ
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%E1%BA%A1m_Quang_H%E1%BB%89&ac
tion=edit&redlink=1> (范光喜), Trịnh Nhất Tẩu
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Nh%E1%BA%A5t_T%E1%BA%A9u> (鄭一
嫂), Trương Bảo Tử
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_B%E1%BA%A3o_T%E1%BB%AD> (張保
仔), vv…, với 7 vạn quân (70 000) và trên 3 000 chiếc tàu lớn nhỏ. [Xem D.
Murray « Pirates of the South China Coast 1790-1810 »; Nguyễn Duy Chính,
trong bài viết « Việt Thanh Chiến dịch và Quang Trung ra Bắc »].
Sau nầy Nguyễn Ánh cũng có thu phục những người Tàu « Thiên Điạ Hội » có ý
« Phò Minh, Phản Thanh » đã trở thành Tề Ngôi, mà sử gia nhà Nguyễn gọi là «
Tàu Ô », gồm có khoảng 10 người do Hà Hỷ Văn (何喜文) đứng đầu xin theo giúp
Nguyễn Ánh. Họ gồm, ngoài Hà Hỷ Văn ra, có Lương Văn Anh
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Anh&act
ion=edit&redlink=1> (梁文英), Chu Viễn Quyền
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chu_Vi%E1%BB%85n_Quy%E1%BB%81n&a
ction=edit&redlink=1> (周遠權), Hoàng Trung Toàn
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ho%C3%A0ng_Trung_To%C3%A0n&actio
n=edit&redlink=1> (黃忠全 hay Hoàng Trung Đông 黄忠東), vv… Họ được đặt dưới
quyền của các tướng Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành. [Xem Liệt Truyện,
Huế 1993, tập 2, trang 471].
Tôi là người Việt, rất hãnh diện và vui mừng khi biết có một người Việt,
vua Quang Trung, đánh đuổi quân Thanh. Vua Quang Trung là một tướng tài ba.
Nhưng trận Kỷ Dậu (1789) là một trận nhỏ và đánh bất ngờ, lúc quân Tàu ăn
Tết. Ngày Tết, không những là một ngày lễ hội lớn, mà còn là một ngày lễ về
Tâm Linh, dối với người Tàu và người Việt chúng ta, dù rằng « quân bất yếm
trá », và cũng vì quân Thanh, ngạo mạn, tự cao, tự đại, nên bị vua Quang
Trung đánh cho tan tành. Nếu so với các trận đánh trực diện với quân Mông Cổ
của Đức Trần Hưng Đạo, trong ba lần liên tiếp (1258, 1285, 1288), thì trận
Kỷ Dậu chỉ là một trận nhỏ, và quân Thanh đã bị đánh bất ngờ.
Lúc còn nhỏ, tôi có khoảng 7, 8 tuổi (1947,1948), đi chơi với tụi con nít
trong xóm thì hát vang một bài « dân ca ? ». Bài khá dài, tôi chỉ còn nhớ
hai câu chót : «…Toa-Đô (Togatu) nằm liền tại đó. Thoát-Hoan (Toyan) chạy
ngay về Tàu ». Thế là bọn con nít chúng tôi rất hãnh diện và cười oà vang cả
xóm.
Trong trận Kỷ Dậu, cụ Trần Trọng Kim [Việt Nam Sử Lược] ghi Tôn Sĩ Nghị đem
20 vạn quân (200 000; khoảng 20 sư đoàn ngày nay) qua giúp nhà Lê. Có người
vì quá tôn sùng vua Quang Trung đã tự ý thổi phồng lên mà không cho tài liệu
lịch sử, đến 30 vạn (300 000, khoảng 30 sư đoàn), hay đến 50 vạn (500 000,
nửa triệu, khoảng 50 sư đoàn), nhưng trong cuốn « Tổ Quốc Ăn Năn » của
Nguyễn Gia Kiển cho rằng, trong bài thuyết trình taị Đại Học Văn Khoa Sàigòn
của Tưởng Quân Chương [không cho năm nào], giáo sư tại một trường Đại Học ở
Đài Loan, cho con số là 6 000 kỵ binh, mà không một sử gia Việt Nam nào phản
đối. Thôi cho đi 10 000 người (khoảng một sư đoàn), vì có dân phu Tàu đi
theo giúp quân của Tôn Sĩ Nghị.
Theo « Tổ Quốc Ăn Năn », Nguyễn Gia Kiểng ước chừng dân số ở Thang Long lúc
bấy giờ, cao lắm cũng chỉ có 20 000 người là cùng. Tài liệu tôi lấy ở
Internet « Table 6: Urban population of Hanoi and Haiphong »
[https://www.ier.hit-u.ac.jp/COE/Japanese/discussionpapers/DP98.7/6.htm] cho
tổng số dân cư ở Hà-Nội năm 1900 là 103 000 người trẻ, già, lớn, bé và năm
1910 là 114 000, năm 1920 là 81 000 (?), năm 1930 là 135 000, năm 1940 là
149 000 và năm 1950 là 238 000 người. Chúng ta cũng biết sự tăng trưởng dân
số người Việt không theo luật tăng trưởng tuyến tính mà theo luật tăng
trương cấp số nhân, nhất là ở các thành phố lớn, vậy con số 20 000 cư dân mà
Nguyễn Gia Kiểng cho vào những năm 1789 tại Thăng Long rất có thể là đúng.
Nếu không thì lấy đất đâu ra ở Thăng Long để cho 200 000 quân Thanh, hay 300
000 hay 500 000 để mà đứng, tuy quân Thanh đã phân tán quân xung quanh Thăng
Long, nhưng theo các « sử sách » trên thì một nửa quân Thanh đóng ở Thăng
Long, nghiã là 100 000 hay 150 000 hay 250 000 quân. Thế mà các « sử sách »
lại cho quân Thanh thong dong đi chợ mua bán!
Trong Lịch Sử Việt Nam, không chỉ có vua Quang Trung đánh đuổi quân Tàu, mà
còn có hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, đã đánh đuổi quân Tàu mà không cần nhờ người
ngoại quốc như Hải Tặc Trung Hoa!
Tôi nói như vậy, không có nghiã là phủ nhận tài làm tướng của vua Quang
Trung, và công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nhưng nói đến một
nhân vật lịch sử thì phải nói cả hai mặt, tốt, xấu. Lê Chiêu Thống, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Ánh đều là những con người, mà đã là con người thì không thế nào
tuyệt đối hoàn hảo hết, nếu không, họ là những vị thần thánh rồi. Tôi đồng ý
với Nguyễn Gia Kiểng trong « Tổ Quốc Ăn Năn » đã nói: « Nguyễn Huệ, Nguyễn
Ánh, Lê Chiêu Thống, vv… đều là tổ tiên chúng ta cả. Chúng ta phải chấp nhận
họ như là quá khứ và cội nguồn của chính chúng ta. Không ai lựa chọn tổ
tiên, phủ nhận tổ tiên là phủ nhận chính mình, nhưng bóp méo lịch sử là một
chuyện khác ».
Trận Kỷ Dậu đã làm chói lọi tên tuổi của vua Quang Trung, để rồi nhà thơ Vũ
Hoàng Chương, và còn một số đông « sử gia » khác, vì quá tôn sùng nhà vua,
đã cho vua Quang Trung, trong trận Đống Đa là vị tướng đứng đầu của Lịch Sử,
với câu thơ [Xem Tổ Quốc Ăn Năn. Chương: « Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ »]:
….
« Muôn chiến công một chiến công dồn lại,
Một tấm lòng muôn vạn tấm lòng mang. »
….
Vũ Hoàng Chương lấy « Tâm Tình » để làm thơ là một chuyện thường tình, còn
các « sử gia chuyên nghiệp » cũng lấy « Tâm Tình » để viết Sử, thì làm chúng
ta phải suy nghĩ !
II - Nhờ quân Pháp giúp.
Trương Phúc Loan làm nhiều điều tồi bại, sai trái với lòng dân, nên Tây Sơn
gian xảo, lúc đầu phao tin là « Phò Nguyễn, Diệt Quốc Phó », nên được nhân
dân Nam Hà; mến nhà Nguyễn, nghe theo, nhưng khi thế lực khá lớn, thay vì «
Phò Nguyễn », thì tìm đủ mọi cách tiêu diệt sạch sẽ dòng họ Nguyễn-Phước, mà
các Chúa đã gần 200 năm, ròng rả ra công mở rộng gần một nửa nước Việt Nam
trù phú, « rừng vàng, biển bạc ». Tây Sơn tự xưng làm vua để hưởng những
công quả to lớn của các Chúa Nguyễn. Sau nầy có vài « sử gia » cho rằng đó
là cuộc « cách mạng nông dân nổi dậy » do Tây Sơn lãnh đạo. Chuyện nầy là
sai. Quân lính Tây Sơn bị áp bức tòng quân, và quân Tây Sơn đi đến đâu thì
dân và nông dân chạy tránh đến đó. [Xem : « Nhìn lại phong trào Tây Sơn »
của George Dutton trong bài viết « Rethinking the Tây Sơn Era » ; « Nghĩ
lại về thời Tây Sơn » theo BBC đăng trên « Hồn Việt », Internet :
https://honvietsu.wordpress.com/2008/08/20/skymemberpost-9/, hay « Ý kiến
nói Tây Sơn 'giải phóng nông dân' chỉ là huyền thoại », 08/02/2019. Internet
: https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46966079, hay Lê Nguyễn, Trì
Thức VN, 17/10/2021 « Tây Sơn có phải là « phong trào nông dân » không ?
Internet :
https://trithucvn.org/van-hoa/tay-son-co-phai-la-phong-trao-nong-dan-khong.h
tml].
Cũng vì sự gian xảo đó, mà một số tướng lúc trước hưởng ứng lời kêu gọi «
Phò Nguyễn », đã theo Tây Sơn, nhưng sau vài năm lại về theo Nguyễn Ánh, như
Tướng Nguyễn Văn Trương, Tướng Nguyễn Huỳnh Đức (và có hàng chục tướng khác,
mà tôi không có thì giờ tra cứu thêm).
Vì thân cô, thế ít (quân ít, tướng ít, lương thực ít), trong khi Tây Sơn có
quân, có tướng, có đồng minh là Hải Tặc biển Đông và đồng bào Thượng Du (lúc
đó, các nước ở thượng du còn độc lập, chưa thuộc về Hoàng Triều Cưong Thổ),
nên bị Tây Sơn đánh đưổi tơi bời, lần nầy đến lần khác. Nguyễn Ánh đang gánh
nặng trên vai tiền đồ to lớn của Tổ Tiên để lại, và để « dẹp giặc yên dân »
[Xem Thực Lục, tập 1, trang 295], đành phải sai người đi tìm Pigneau de
Béhaine để thương lượng việc nhờ Pháp giúp [tháng 8 năm 1783], vì biết khoa
học, vũ khí, quân dụng Phương Tây hơn xa khoa học, vũ khí, quân dụng ở Á
Châu nhiều, và vì Tây Sơn có Đồng Minh (Hải Tặc Tàu và người Thượng Du), làm
cho dân Nam Hà quá lo âu, sợ sệt.
Pigneau de Béhaine là một người Pháp và là giám mục đạo Ki-Tô La Mã. Ông ta
rất có tiếng, có quyền với giới bổn đạo và tu sĩ của đạo nầy, trong phạm vi
cai quản đạo của ông. Ngoài ra ông cũng giao thiệp lớn với các nhà có thẩm
quyền ở Pondichéry, Xiêm, Chân Lạp, Đại Nam, nhất là ở Nam Hà, Lữ Tống, Ma
Cao... Trong khi thương lượng về chuyện nhờ Pháp giúp, Nguyễn Ánh giao cho
ông Quốc Ấn và cho ông toàn quyền thay mặt mình để đàm phán với Pháp, nhưng
ông ta lại bắt bí Nguyễn Ánh và phu nhân (sau nầy là Thừa Thiên Cao Hoàng
Hậu) phải đưa người con đầu lòng của Nguyễn Ánh là Thế Tử Nguyễn-Phước Cảnh
[con sẽ được kế vị Vua (Vương) được gọi là Thế Tử, con sẽ được kế vị Hoàng
Đế được gọi là Thái Tử], mới có 3 tuổi, phải đi theo làm con tin. Nhưng
Pigneau cứ loanh quanh lẩn quẩn trong vùng, chưa chụi đi. Khi Nguyễn Ánh
biết nhờ quân Xiêm không có hiệu quả, phải sai người đi thúc dục mấy lần,
khi đó Pigneau mới đưa phái đoàn đi và đến Pondichéry vào cuối tháng 2 năm
1785, Nguyễn-Phước Cảnh đã 5 tuôi, và mãi đến tháng 7 năm 1786, Thế Tử Cảnh
đã 6 tuổi, ông mới đưa sang Pháp. Cuộc đi từ Nam Hà sang Pháp, và từ Pháp về
lại Nam Hà là khoảng 6 năm. Pigneau trở về tay không với Thế Tử Cảnh cùng
những người hầu cận, đến Cần Giờ vào tháng 7 năm 1789, Thế Tử đã 9 tuổi. Tất
nhiên các chi phí di chuyển, ăn, ở, đi, về, từ Nam Hà đến Paris, và ngược
lại, trong 6 năm, đều do Nguyễn Ánh trang trải hết. [Xem Nguyễn Quốc Trị «
Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn », in năm
2013, tập I, trang 374]. Pigneau còn nhân danh Nguyễn Ánh (để Nguyễn Ánh
trả) mượn thêm 30 000 livres [có lẽ là livre Tournois, tương đương với 5 600
đồng (piastre Tây Ban Nha ?) và bằng 11 200 quan thời bấy giờ. Xem Maybon «
Histoire Moderne du Pays d’Annam, trang 267.] của Pháp, cho ra vẽ ta đây, đã
đỡ đầu cho Thế Tử nước Nam Hà giàu có, « Nhất nhật nhất yến, tam nhật đại
yến » với giới thượng lưu ở Paris.
1a) Hiệp Ước Versailles 1787.
Một hiệp ước quá sức bất công cho Nam Hà, mà đến ngày nay (năm 2022), quốc
tế và Pháp đều công nhận là « Traité inégal » [Xem « Traités inégaux », trên
Wikipedia. Từ đó mở ra « Traités imposés au Viêtnam »,
https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9s_in%C3%A9gaux#Trait%C3%A9s_impos%C
3%A9s_au_Vietnam <https://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9s_in%C3%A9gaux> .
Traité de Versailles 1787. (Traités inégaux : Hiệp Ước không cân bằng)]. Tôi
xin tóm tắt Hiệp Ước Versailles, có tất cả 10 điều khoản, ký kết giữa Bá
Tước de Montmorin, đại diện vua Louis XVI và P.-J.-G, giám mục của thành phố
Adran (Pierre Joseph Georges, Evêque d’Adran), đại diện toàn quyền Nguyễn
Ánh (Nguyễn Vương), vào ngày 28 tháng 11 năm 1787, như sau :
- Phía Pháp : Pháp sẽ viện trợ, không hoàn lại, 4 tiểu hạm 3 buồm (frégate)
với một đoàn quân gồm có 1200 bộ binh, 200 quân pháo binh và 250 quân da đen
(cafres). Tàu chiến và quân lính được trang bị vũ khí
<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_kh%C3%AD> , đạn dược tương ứng.
- Phía Nam Hà :
a) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu tuyệt đối và chủ quyền (propriété
absolue et souveraineté) đảo Hoï-Nan (5) trước cảng Đà Nẵng (Touron) và Pháp
có thể thành lập những cơ sở theo ý muốn, trên thành phố Đà Nẵng.
b) Nam Hà phải nhường lại cho Pháp sở hữu và chủ quyền Côn Đảo
(Poulo-Condore).
c) Người Pháp có quyền đi lại, buôn bán, nhập cảng các hàng hóa thoải mái,
trừ những món hàng bị pháp luật cấm. Họ có quyền xuất cảng hàng hóa qua các
nước lân cận, phải trả thuế quan như người bản xứ, nhưng không được cao hơn.
d) Không cho phép một tàu buôn hay tàu chiến của một nước khác, ngoài tàu
của Pháp cập bến.
e) Nam Hà phải bảo toàn tánh mạng và tài sản của người Pháp.
f) Nam Hà phải cung cấp thủy thủ, tàu bè, lương thực và quân nhu thiết yếu
cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở trong khu vực không
ngoài các đảo Moluques, Sonde và eo biển Malacca. [Xem Taboulet « La Geste
Française [hỗn xược] en Indochine », in năm 1955. Trang 186 đến 188].
(5) Tôi không biết đảo Hoï-Nan là đảo nào. Nhìn vào bản đồ Việt Nam có quần
đảo Cù Lao Chàm trước mặt cảng Hội An, nhưng quá xa với cảng Đà Nẵng. Phía
Bắc cảng Đà Nẵng có đảo Sơn Chà gần Đà Nẵng hơn nhiều. Vậy đảo Hoï-Nan là
đảo nào, nói trong Hiệp Ước Versailles ?
Thật là một Hiệp Ước quá bất lợi cho Nam Hà, do Pigneau tự ý, nhân danh
Nguyễn Vương, ký kết (do Nguyễn Ánh đã trao quốc ấn, và cho Pigneau toàn
quyền).
Cũng may nhờ Hồn Thiêng của Đất Nước và Anh Linh của Tổ Tiên chúng ta, qua
các triều đại, mà Hiệp Ước Versailles đã bị Louis XVI bải bỏ và Nguyễn Ánh
đã hú vía !
Trong những năm cuối đời Louis XVI, quỹ quốc gia bị hao hụt nhiều và có
những dấu hiệu về sự bất ổn trong xã hội Pháp để rồi đưa đến cuộc Cách Mạng
1789, cùng mật thám của Bá Tước Conway, Toàn Quyền các cơ sở của Pháp, tại
Ấn, đặt tại Pondichéry, đưa tin cho nhà vua là quân Tây Sơn đang mạnh lắm
(Nguyễn Huệ phá tan quân Xiêm và quân Thanh). Louis XVI mới gởi hai lệnh cho
Conway, đề ngày 02/12/1787 :
- Một lệnh « trắng » (ostensible : dễ thấy), giao cho Conway điều khiển
cuộc viễn chinh, để phô trương thanh thế.
- Một lệnh « đen » (secrète : mật), cho Conway toàn quyền không thi hành
hiệp ước Versailles, hay trì hoãn nó.
- Một lệnh « mật » : Vào tháng 11 năm 1788, Louis XVI chính thức bãi bỏ
hiệp ước Versailles. (Phúc trình của de La Luzerne, Bộ Trưởng Hải Quân và
Hàng Hải, đệ lên Louis XVI, xin bãi bỏ Hiệp Uớc Versailles, và được Louis
XVI, chính tay phê « Chuẩn y » (Approuvé) trên tờ phúc trình đó). [Xem
Launay « Histoire de la Mission de Cochinchine 1658 – 1823, tập III, in năm
2000, trang 197, 198].
Pigneau và Nguyễn Ánh không biết lệnh « Mật » nầy. Do đó gây ra sự xung
đột, cãi vã giữa Pigneau và Conway, vì theo Pigneau, Conway kiếm cớ nầy, cớ
khác để làm chậm trể việc áp dụng Hiệp Ước Versailles. Pigneau chỉ biết tin
bải bỏ hiệp ước nầy, do thơ của de La Luzerne viết cho ông ta, ngày
16/04/1789. [Xem Launay, sđd, tập III, trang 199].
1b) Thơ cám ơn của Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh không biết cả hai lệnh mà Louis XVI gởi cho Conway. Pigneau cũng giấu Nguyễn Ánh thư của de La Luzerne gởi cho ông ta (6). Pigneau chỉ đổ lỗi
cho Conway không thi hành Hiệp Ước mà thôi. Khi Nam Hà biết tin Conway làm «
khó dễ », thì Pigneau rất mất mặt với Triều Đình Nam Hà, dân chúng thì lo
âu, duy chỉ có Nguyễn Ánh tỏ ra rất bình tĩnh và vui mừng nữa là khác, vì
Nguyễn Ánh thấy cái hiệp ước đó quá bất lợi cho Nam Hà và lúc đó Nguyễn Ánh
đã bình định được toàn cõi Nam Hà [Xem Launay, sđd, « Thơ của Pigneau viết
cho Létondal », trang 210], (rất có thể, thám tử của Tây Sơn ở Gia Định cho
Quang Trung biết là Conway không thi hành hiệp ước. [Xem Launay, sđd, trang
294]).
(6) : Sau nầy các vị vua kế vị Nguyễn Ánh, như vua Minh-Mạng, vua
Thiệu-Trị, vua Tự-Đức cũng không biết Hiệp Ước Versailles đã bị chính Louis
XVI bãi bỏ, mà chỉ biết là Nguyễn Ánh không nhận một viên đạn, một khẩu
súng, một chiếc tàu, một người lính nào của Louis XVI viên trợ cho.
Nguyễn Ánh đã viết thơ cám ơn Louis XVI, như sau [Tôi dịch bài tiếng Pháp
của de Guignes dịch từ chữ Hán] :
« Quả nhân là Nguyễn Ánh, Quốc Vương nước Nam Hà, kính tin cho đại danh,
đại cường, Quốc Vương nước Pháp…
… Còn về chuyện quả nhân nhờ Quốc Vương giúp, dầu rằng quả nhân không nhận
được, nhưng quả nhân không lấy làm phiền, vì quả nhân biết không phải ý của
Quốc Vương, mà do lỗi của viên Toàn Quyền của Quốc Vương ở Ấn Độ.
Quả nhân xin gởi đến Quốc Vương những tâm tình mãnh liệt biết ơn của quả
nhân đối với lòng nhân từ của Quốc Vương đã trao lại thế tử, con của quả
nhân, sự đoàn tụ cha con, như người ta nói, là thả lại cá xuống nước, khi cá
bị mắc cạn trên bờ. Xa cách nhau, dù cho có bao la đi nữa, cũng không làm
quả nhân quên đại ân ấy.
Về lực lượng quân sự của quả nhân hiện nay, quả nhân có một quân lực đáng
kể, bộ binh cũng như hải quân, và quả nhân có đủ quân nhu, đạn dược cùng
luơng thực cần thiết cho chiến dịch mà quả nhân đang dự kiến. Quả nhân không
dám lộ liễu xin Quốc Vương giúp quân »…
Năm Cảnh Hưng thứ 50, ngày 17, tuần trăng thứ 12 ». [Xem Launay, sđd, trang
205, 206. Theo sách của Launay là ngày 31/01/1790, tức là ngày 17 tháng Chạp
năm Kỷ-Dậu. Vua Lê Hiển Tông (1740-1786), niên hiệu Cảnh-Hưng].
Nguyễn Vĩnh-Tráng.
109 102 022 nvt*ttl*
Xin xem tiếp Phần II.
Có khoảng 65 Tài Liệu tham khảo. Xin xem ở cuối bài viết.
Lính quân nhà Thanh
Hải Tạc Biển Đông, thế kỷ thứ XIX
Nguồn Alamyimage.fr, Wikipedia
TrangNguyenVinh- Tổng số bài gửi : 23
Join date : 11/06/2017
Similar topics
» RƯƠC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN IV (Phần cuối cùng).
» RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN II
» RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN III
» Công ty phân phối giày bảo hộ tại Đồng Nai uy tín
» Giày dép - Giày tây công sở, hàng xuất khẩu: Đẹp, nhẹ và êm chân
» RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN II
» RƯỚC VOI VỀ GIÀY MẢ TỔ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - PHẦN III
» Công ty phân phối giày bảo hộ tại Đồng Nai uy tín
» Giày dép - Giày tây công sở, hàng xuất khẩu: Đẹp, nhẹ và êm chân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|