Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ

Go down

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Empty Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ

Bài gửi by Việt Nhân 5/2/2014, 16:35

Thụy My
Bài đăng : Thứ hai 03 Tháng Hai 2014

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Vietnam%20-%20Dang%20Xuong%20Hung
Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ. (DR)

Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay 03/02/2014, trả lời trong chương trình « Le grand Genève à chaud » của đài truyền hình Léman Bleu tối qua, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève, ông Đặng Xương Hùng cho biết đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ.

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.

Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».

Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt », và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».

Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.

------------------

NGUỒN: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140203-cuu-lanh-su-viet-nam-len-truyen-hinh-thuy-si-khang-dinh-xin-ti-nan-chinh-tri
Việt Nhân
Việt Nhân

Tổng số bài gửi : 118
Join date : 04/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Empty Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ.

Bài gửi by Việt Nhân 5/2/2014, 16:40

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  12020442243_e08a70761b

Genève, ngày 19/1/2014,
Các bạn thân mến,

Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.

Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được.

Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này.

Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.

Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.

Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp. Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán.

Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh.

Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.

Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.

Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Đặng Xương Hùng
Genève, Thụy sĩ

-----------------------

NGUỒN: http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5838:thu-ng-g-i-cac-b-n-d-ng-nghi-p-d-ng-xuong-hung&catid=66:binh-lu-n-th-i-s
Việt Nhân
Việt Nhân

Tổng số bài gửi : 118
Join date : 04/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Empty Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR (Mặc Lâm phỏng vấn Đặng Xương Hùng)

Bài gửi by Việt Nhân 5/2/2014, 16:49

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  12198451433_6c44ddf206
Ông Đặng Xương Hùng

Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.

Mặc Lâm : Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không ?

Đặng Xương Hùng : Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Genève và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.

Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.

Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.

Mặc Lâm : Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới ?

Đặng Xương Hùng : Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế.

Mặc Lâm : Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào ?

Đặng Xương Hùng : Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động.

Cần phải gặp các phái đoàn của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.

Mặc Lâm : Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi ?

Đặng Xương Hùng :Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam.

Mặc Lâm : Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì ?

Đặng Xương Hùng :Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.

Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của mình là không thể được.

Mặc Lâm :Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không ? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào ?

Đặng Xương Hùng :Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp.

Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia.

Mặc Lâm : Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng.

Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

-----------------

NGUỒN: http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=6025:lanh-s-ngo-i-giao-noi-v-upr-m-c-lam-d-ng-xuong-hung&catid=65:phong-s
Việt Nhân
Việt Nhân

Tổng số bài gửi : 118
Join date : 04/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Empty Thư ngỏ gửi quí vị đại diện các nước tham dự Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Toàn Cầu về Nhân quyền tại Việt Nam, ngày 5/2/2014 tại Genève.(Đặng Xương Hùng)

Bài gửi by Việt Nhân 5/2/2014, 16:58

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Dangxuonghung00
"...Họ phớt lờ trước tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Họ gây trở ngại cho những báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam theo dõi việc thực hiện các cam kết của họ. Ngoài ra, họ thường lấy việc nới lỏng nhân quyền để mặc cả trong quan hệ với các nước dân chủ, trong khi lẽ ra đương nhiên họ phải tôn trọng theo đúng với cam kết của mình..."

Gửi quí vị đại diện các nước tham dự Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Toàn Cầu về Nhân quyền tại Việt Nam, ngày 5/2/2014 tại Genève.

Genève, ngày 29/1/2014.

Thưa các Quý Vị,

Tôi tên là Đặng Xương Hùng, từng là lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012). Tháng 10/2013 tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ phó tại Bộ Ngoại giao để xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong mục đích tham gia cuộc đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi có tiềm năng lớn, nhưng đã là nạn nhân của một chế độ bệnh hoạn nặng. Căn bệnh đó có tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Những bằng chứng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng nhiều. Tôi xin nhường việc nêu dẫn chứng cho các đoàn và tổ chức nhân quyền đến từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, tôi chỉ xin khẳng định rằng các quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp đều không được tôn trọng ở Việt Nam; những cuộc bầu cử chỉ là bịp bợm trắng trợn. Điều đặc biệt đáng lo ngại là những người Việt Nam dám đứng lên phê phán những sai phạm và yếu kém của chế độ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa đều bị đe dọa, sách nhiễu hoặc bỏ tù với những lý do cực kỳ vô lý. Thêm vào đó càng ngày chính quyền càng cho phép công an đánh đập hoặc sử dụng bọn xã hội đen để hành hung những người khác chính kiến; nhiều người người dân chủ đã bị hành hung, đã có những trường hợp đánh chết người ngay tại đồn công an.

Liên Hợp Quốc đã xây dựng cơ chế trọng tài để theo dõi việc thực hiện nhân quyền ở tất cả các nước. Nhưng thực tế tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm theo cách mà chúng tôi thường gọi là « vừa đá bóng vừa thổi còi ». Mọi quyền tự do cơ bản của người dân chỉ nằm trên giấy. Họ xây dựng đầy đủ các luật, nêu đầy đủ các quyền như trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhưng đó chỉ là những quyền « bánh vẽ », không hề được tôn trọng.

Hiến pháp Việt Nam vừa được sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2014, là bằng chứng rõ ràng về việc Đảng Cộng Sản Việt Nam không tôn trong nhân quyền: việc tham khảo ý kiến của nhân dân chỉ là chiếu lệ để mau chóng áp đặt độc quyền lãnh đạo của đảng và quy định quân đội có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Họ phớt lờ trước những quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Họ gây trở ngại cho những báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam theo dõi việc thực hiện các cam kết của họ. Ngoài ra, họ thường lấy việc nới lỏng nhân quyền để mặc cả trong quan hệ với các nước dân chủ, trong khi lẽ ra đương nhiên họ phải tôn trọng theo đúng với cam kết của mình.

Tôi viết thư này kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn nữa tới Việt Nam, tiếp tay đưa đất nước chúng tôi gần lại với cộng đồng văn minh nhân loại. Một nước Việt Nam không cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.

Tôi xin cảm ơn đất nước Thụy Sĩ, cảm ơn tất cả các nước bạn bè của Việt Nam, cảm ơn Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam đã cho tôi điều kiện để nói lên khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó là được có tự do và dân chủ để xây dựng một nước Việt Nam văn minh và giầu mạnh hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

Đặng Xương Hùng
Genève, Thụy sĩ

Ghi chú :

Mời độc giả theo đường liên kết này để xem phóng sự về việc ông Đặng Xương Hùng xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ:

http://www.lemanbleu.ch/vod/le-grand-geneve-a-chaud-02022014

Xin độc giả di chuyển curseur trên màn hình đến phút 32 để coi.

***

Bản tiếng Anh:

Open Letter

To: Delegates at the Universal Periodic Review on Human Right in Vietnam on 05 February 2014 in Geneva


Geneva, 29 January 2014

Dear Sirs,

I am Đặng Xương Hùng, former Consul in Geneva (2008-2012). I have denounced in October 2013 my membership of the Vietnamese Communist Party (VCP) and resigned from my position as deputy director at Vietnamese Ministry of Foreign Affairs. I am seeking political asylum in Switzerland and taking part in the movement for democracy and human rights for Vietnam.

My country and my people have great potentials, yet become hostages of an insane political regime led by the VCP for so long.

Evidences of violation on human rights in Vietnam have been increasing lately. I would rather spare the presentation of those evidences to the delegates from human rights organizations from Vietnam and all over the world. I merely proclaim that such fundamental human rights as freedom of speech, freedom of press and freedom of association have not been respected in Vietnam; the so called elections have been barely defrauded. The most concern is that the present regime has been openly oppressing, harassing and imprisoning all those who dare to stand up to criticize the errors and shortcomings of the regime and those who would like to express peacefully their political views. In addition, the police has been allowed to beat up dissidents either by itself or by sponsored criminals, many of them have been badly battered, some were even beaten to death at police stations.

The United Nations has established the mediation mechanism for human rights watch in the member countries. In our country, the VCP adopts such an approach that people denounce as «playing football whilst blowing the whistle». All the fundamental and civil rights are merely on paper. The government creates all the laws and bylaws that quote all the rights as laid down in the Universal Declaration of Human Rights, yet just on the paper not in deed.

The new Constitution of Vietnam has been recently amended and effective since 01 January 2014 is a blatant evidence of the VCP’s violation of human rights: the purported consultation of the public’s opinions is a trick that allows the VCP to impose its monopoly of power and to set the army duty to protect the VCP first in place of the nation.

So far the VCP has ignored the international concern about the violation of human rights in Vietnam. It causes obstruction to the UN’s human rights observers who arrived in our country to observe the situation of human rights implementation. In addition, the VCP uses human rights issues as a bargaining tool in negotiations with democratic countries instead of keeping its commitment to human rights implementation.

I am writing this open letter in view to call on to the international community to pay more attention to the situation in Vietnam, and help bring our country closer to the civilized world. A non-Communist Vietnam with full commitment to democracy and human rights would benefit the whole international community.

May I take this opportunity to say thank you to Switzerland, to all the friends from the outside world and to the Switzerland-Vietnam Council that allow me to openly convey the wish of the Vietnamese people, namely full freedom and democracy for a civilized and prosperous Vietnam on its way to integration to the outside world.

Respectfully Yours,

Đặng Xương Hùng

Geneva, Switzerland

***

Bản tiếng Pháp:

Lettre ouverte

Aux Représentants des Etats participant à la cession d'Examen Périodique Universel de la situation des Droits de l’Homme au Vietnam du 5 Février 2014 à Genève.




Genève, le 29 Janvier 2014.

Mesdames et messieurs,

Permettez-moi de me présenter : je m’appelle Đặng Xương Hùng, ancien Consul de la République Socialiste du Viêt Nam à Genève entre 2008 et 2012. En Octobre 2013, j’ai décidé de rompre avec le Parti Communiste Vietnamien (PCV) et d’abandonner mon post de directeur adjoint au Ministère des Affaires Etrangères du Vietnam pour demander l’asile politique en Suisse afin de m’engager dans le combat pour la démocratie et les Droits de l’Homme au Vietnam.

Le Vietnam – la nation vietnamienne et son peuple – dispose d’un puissant potentiel de développement mais il est malmené par un régime malade et cette maladie a un nom: Le Parti Communiste Vietnamien.

Au cours de ces dernières années, les violations des Droits de l’Homme au Vietnam se multiplient. Je laisse aux organisations de défense des Droits de l’Homme – internationales et vietnamiennes – le soin d’en apporter les preuves. Je me borne simplement à affirmer avec force que les droits fondamentaux de l’homme, tels que celui d’expression, de publication et d’association sont systématiquement bafoués au Vietnam où les élections ne sont qu’une farce grossière. Particulièrement inquiétant est le traitement réservé à ceux qui osent critiquer les erreurs et faiblesses du régime ou qui osent exprimer, même de la façon la plus modérée, leur opinion politique : ils sont menacés, harcelés ou emprisonnés pour des raisons totalement arbitraires. De plus en plus la police semble avoir reçu le feu vert d’utiliser la violence physique, soit par elle-même soit par des voyous commandités par elle, contre les opposants. Beaucoup de démocrates ont été passés à tabac, certains sont battus à mort dans les locaux de la police.

Les Nations Unies ont établi des mécanismes d’arbitrage afin de surveiller le respect des Droits de l’Homme dans tous les Etats. Or, la réalité au Vietnam est que le PCV est à la fois joueur et arbitre, juge et partie. Toutes les libertés fondamentales du citoyen restent lettres mortes. Le régime élabore un arsenal législatif avec tous les droits proclamés dans la Déclaration Universelle des Droits de l’Homme. Mais tous ne sont que pures fictions parce que nullement appliqués.

La constitution de la République Socialiste du Viêt Nam – qui vient d’être révisée et prenant effet depuis le 1er janvier 2014 – est une preuve flagrante de la violation des Droits de l’Homme de la part du PCV : La procédure de consultation populaire avant son adoption n’a été qu’une mise en scène de pure forme pour imposer le monopole du PCV, en plus elle statue que le premier devoir des forces armées est de défendre le parti communiste.

Le régime ne fait aucun cas des préoccupations de la communauté internationale à propos des violations des Droits de l’Homme au Vietnam. Il crée toute sorte de tracasserie aux rapporteurs des Nations Unies venus observer le respect de ses engagements. De surcroit, il utilise les assouplissements en matière de Droits de l’Homme comme un moyen de marchandage dans les relations avec les pays démocratiques au lieu de considérer qu’il est de son devoir d’honorer ses propres engagements.

J’écris cette lettre afin de faire appel à la communauté internationale pour qu’elle prête plus d’attention à la situation du Vietnam et pour qu’elle nous aide à nous rapprocher des nations civilisées. Un Vietnam non communiste, démocratique et respectueux des Droits de l’Homme ne peut être qu’être bénéfique pour toute la communauté internationale.

Je remercie la Suisse, tous les pays amis du Vietnam et le Comité Suisse-Vietnam de m’avoir donné la possibilité d’exprimer l’aspiration profonde du peuple Vietnamien, celle d’avoir la liberté et la démocratie pour bâtir un Vietnam épanoui et prospère vraiment intégré dans la communauté des nations.

Đặng Xương Hùng, Genève

------------------------

NGUỒN: http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=6093:thu-ng-g-i-d-i-di-n-cac-nu-c-tham-gia-upr-2014-d-ng-xuong-hung&catid=44:tham-lun
Việt Nhân
Việt Nhân

Tổng số bài gửi : 118
Join date : 04/12/2012

Về Đầu Trang Go down

Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ  Empty Re: Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết