Chữ Việt Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​

Go down

Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Empty Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​

Bài gửi by Admin 12/5/2020, 14:34

Xin xem giáo trình Chữ VN Song Song 4.0 (phiên bản mới và đầy đủ) ở đường dẫn sau:

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVNSongSong.htm

Hoặc xem bài tóm gọn sau đây.



CÔNG THỨC CHỮ VN SONG SONG 4.0 VÀ VÍ D

A. Mục đích.
B. Công thức Chữ VN Song Song 4.0.
C. Bảng tóm tắt công thức Chữ VN Song Song 4.0.
D. Ví dụ thơ văn bằng chữ Quốc ngữ và Chữ VN Song Song 4.0.
E. Cách đọc và đánh vần Chữ VN Song Song 4.0.
 
A. MỤC ĐÍCH


Chữ VN Song Song 4.0 (Cvnss4.0) là cách viết cực ngắn cho tiếng Việt, không có dấu phụ và dấu thanh, chỉ dùng 26 chữ cái trên bàn phím thông dụng Anh-Mỹ.


Nó có thể dùng như kiểu gõ hoặc bộ chữ.


Khi dùng như kiểu gõ, Cvnss4.0 hữu ích ở:
Kiểu gõ Cvnss4.0 đã được tích hợp thành công vào bộ gõ EVKey của tác giả Lâm Quang Minh. Gõ kiểu Cvnss4.0 mà vẫn bung ra chữ Việt trọn vẹn. Tiết kiệm thời gian gõ từ 15% đến 25% tùy theo văn bản.
Và tiết kiệm thời gian gõ nhiều hơn nữa khi cài thêm macro gõ tắt các từ bạn thường dùng vào ‘Bảng gõ tắt’ ở EVKey (ví dụ: mvt = máy vi tính, vn = Việt Nam, ...).
Xin xem bài ‘Gõ nhanh chữ Việt trên máy vi tính bằng kiểu gõ Cvnss4.0 với bộ gõ EVKey’ ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/GoNhanhChuVietTrenMayViTinhBangKieuGoCVNSS4.0VoiBoGoEVKey.htm 


Hoặc vào công cụ chuyển đổi trực tuyến qua lại giữa chữ Quốc ngữ (CQN) và Cvnss4.0 http://chuvnsongsong.com để làm quen và trực tiếp gõ kiểu gõ Cvnss4.0 mà vẫn bung ra CQN trọn vẹn, rồi copy kết quả và dán vào bất cứ nơi nào.


Khi dùng như bộ chữ, Cvnss4.0 hữu ích ở:
Chat nhanh tiếng Việt mà không cần phần mềm.
Nếu viết tin nhắn chữ Quốc ngữ không dấu trên điện thoại, messenger, zalo… nhiều lúc sẽ gây hiểu nhầm. Cvnss4.0 khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm này.
Tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu data.
Có thể là một bộ chữ dùng song song với chữ Quốc ngữ, hoặc có thể thay thế chữ Quốc ngữ nếu cần thiết.


B. CÔNG THỨC CHỮ VN SONG SONG 4.0
 
Cvnss4.0 gồm 52 qui tắc có hệ thống và nối tiếp móc xích nhau.
Trong đó, 34 qui tắc đầu tiên là rút gọn chữ chữ Quốc ngữ (CQN) thành Chữ Việt Nhanh (CVN), một kiểu chữ Việt cực ngắn vẫn còn dấu phụ và dấu thanh.
 
Sau khi nắm vững 34 qui tắc rút gọn của CVN, ta mới hiểu được 18 qui tắc còn lại dùng chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu, thay thế dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN để tạo thành Cvnss4.0.
 
Lưu ý: Ta phải đọc thật chậm các qui tắc và ví dụ thì mới hiểu được. Hiểu rõ từng qui tắc đầu tiên thì mới hiểu được các qui tắc kế tiếp.
Trung bình phải tốn trên 2 giờ mới hiểu và học thuộc 52 qui tắc biến đổi từ CQN qua Cvnss4.0.
Nếu chỉ đọc lướt bài này trong năm hay mười phút thì chắc chắn bạn sẽ hiểu không chính xác.
 
Kiểu gõ CVNSS4.0 gồm 3 thành phần cấu tạo:
· Chữ Quốc Ngữ (CQN).
· Chữ Việt Nhanh (CVN) kiểu chữ Việt cực ngắn vẫn còn dấu.
· Ký Hiệu Dấu (KHD) thay dấu CQN và CVN bằng chữ cái.
 
Bài này chỉ trình bày về Chữ Việt Nhanh và Ký Hiệu Dấu.
 
1) CHỮ VIỆT NHANH (CVN) kiểu chữ Việt cực ngắn vẫn còn dấu
 
Lưu ý: Xin đọc chậm 32 qui tắc từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp.  
 
1. Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch (1 qui tắc)
• Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch.
Vd: bực tưc = bực tức, nup = núp, trot lọt = trót lọt.
 
2. Y và Uy (3 qui tắc)
• thay Y …… Vd: i tá = y tá.
• Y thay UY …… Vd: thý = thúy, byt = buýt.
• Chỉ vần AY, ÂY giữ nguyên AY, ÂY …… Vd: mây bay = mây bay.
 
3. Phụ âm đầu chữ (9 qui tắc)
• F thay PH …… Vd: fải = phải.
• Q thay QU …… Vd: qay = quay, qân = quân, qôc = quốc, qi = qui, qy = quy.
• C thay K …… Vd: cín = kín, cê = kê, cẻ = kẻ.
• K thay KH …… Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.
• Z thay D …… Vd: zì = dì, zo zự = do dự.
• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.
• J thay GI …… Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, jặt jịa = giặt giỵa (vì i thay y).
• G thay GH …… Vd: gì = ghì, gê = ghê, ge = ghe.
• W thay NG-NGH …… Vd: wa = nga, wĩ = nghĩ, wề = nghề, we = nghe.
 
4. Phụ âm cuối chữ (3 qui tắc)
• G thay NG …… Vd: mag = mang, xoog = xoong.
• H thay NH …… Vd: bah = banh, hoàh = hoành, huêh = huênh.
• K thay CH …… Vd: tak bạk = tách bạch, hoạk = hoạch, wuệk = nguệch.
 
5. Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” (18 qui tắc)
Hãy xem 52 vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” sau:
- uyêt, uyên.
- iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi.
- uât, uân, uâng, uây.
- uơt, uơn.
- oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- oet, oen, oem, oeo.
- oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay.
 
52 vần này có
- Các nguyên âm ghép là: UYÊ, IÊ, YÊ, UÔ, ƯƠ, UÂ, UƠ, OĂ, OE, OA.
- Và các chữ cái cuối là: T, P, C, N, M, NG, O, U, I, Y.
 
52 vần nầy được ghi gọn lại còn 2 chữ cái mỗi vần, theo công thức sau đây:
- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.
- VÀ CÙNG LÚC, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác.
 
• Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. (10 qui tắc):
 
- UYÊ rút còn Y.
- IÊ-YÊ ……… I.
- UÔ ………… U.
- ƯƠ ………… Ư.
- UÂ ………… Â.
- UƠ ………… Ơ
- OĂ ………… Ă.
- OE ………… E.
- OA ………… O
- OA ………… A (Chỉ ở vần ‘oay’).
 
• VÀ CÙNG LÚC, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác. (8 qui tắc):
 
T thay bằng D.
- P ………… F.
- C ………… S.
- N ………… L.
- M ………… V.
- NG ……… Z.
- O-U ……… W.
- I-Y ……… J.
 
Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:
 
- uyêt, uyên = yd, yl.
- iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu = id, if, is, il, iv, iz, iw.
- yêt, yên, yêm, yêng, yêu = id, il, iv, iz, iw.
- uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi = ud, us, ul, uv, uz, uj.
- ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi = ưd, ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưw, ưj.
- uât, uân, uâng, uây = âd, âl, âz, âj.
- uơt, uơn = ơd, ơl.
- oăt, oăc, oăn, oăm, oăng = ăd, ăs, ăl, ăv, ăz.
- oet, oen, oem, oeo = ed, el, ev, ew.
- oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay = od, of, os, ol, ov, oz, ow, oj, aj.
 
Sau đây là các ví dụ cho 52 vần ghi gọn. Các ví dụ bao gồm tất cả đề xuất ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ Việt được ghi rất gọn:
 
yd = uyêt ...... Vd: kyd = khuyết, qyd = quyết.
yl = uyên ...... Vd: wỹl = nguyễn, qỳl = quyền. (2)
 
id = iêt, yêt ......... Vd: vid = viết, id = yết.
if = iêp ................ Vd: wịf = nghiệp.
is = iêc ................ Vd: tis vịs = tiếc việc.
il = iên, yên ......... Vd: fil = phiên, íl = yến.
iv = iêm, yêm ...... Vd: fív = phiếm, ỉv = yểm. 
iz = iêng, yêng ...... Vd: jíz = giếng, wiz = nghiêng, iz = yêng.
iw = iêu, yêu ....... Vd: fíw = phiếu, iw = yêu. (12+2=14)
 
ud = uôt ...... Vd: nud = nuốt, rụd = ruột.  
us = uôc ...... Vd: cus = cuốc.       
ul = uôn ...... Vd: lul = luôn.
uv = uôm ...... Vd: lụv thụv = luộm thuộm.
uz = uông ...... Vd: úz = uống.
uj = uôi ...... Vd: cúj = cuối. (6+14=20)
 
ưd = ươt ...... Vd: lưd = lướt.
ưf = ươp ...... Vd: cưf = cướp.      
ưs = ươc ...... Vd: dựs = được, fưs = phước.
ưl = ươn ...... Vd: lựl = lượn.
ưv = ươm ...... Vd: bưv bứv = bươm bướm.
ưz = ương ...... Vd: fưz = phương, gưz = gương.
ưw = ươu ...... Vd: rựw = rượu.
ưj = ươi ...... Vd: tưj cừj = tươi cười. (8+20=28)
 
âd = uât ...... Vd: kâd = khuất, lậd = luật.
âl = uân ...... Vd: kâl = khuân, tầl = tuần.
âz = uâng ...... Vd: bâg kâz = bâng khuâng.
âj = uây ...... Vd: kâj kỏa = khuây khỏa. (4+28=32)
 
ơd = uơt ...... Vd: hợd = huợt.
ơl = uơn ...... Vd: hỡl = huỡn. (2+32=34)
 
ăd = oăt ...... Vd: chăd = choắt, wặd = ngoặt. 
ăs = oăc ...... Vd: hặs = hoặc, wăs = ngoắc.      
ăl = oăl ...... Vd: xăl = xoăn.
ăv = oăm ...... Vd: kăv = khoăm.
ăz = oăng ...... Vd: hẵz = hoẵng, kắz = khoắng. (5+34=39)
 
ed = oet ...... Vd: ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt.
el = oen ...... Vd: hel = hoen.
ev = oem ...... Vd: wev wév = ngoem ngoém.
ew = oeo ...... Vd: wẻw = ngoẻo. (4+39=43)
 
od = oat ...... Vd: kod = khoát, lọd = loạt.
of = oap ...... Vd: wof = ngoáp.     
os = oac ...... Vd: kos = khoác, tọs = toạc.
ol = oan ...... Vd: hòl tòl = hoàn toàn.
ov = oam ...... Vd: wọv = ngoạm.
oz = oang ...... Vd: hòz = hoàng, kỏz = khoảng.
ow = oao ...... Vd: wów ộp = ngoáo ộp.
oj = oai ...... Vd: kój = khoái, wòj = ngoài.
aj = oay ...... Vd: laj haj = loay hoay. (9+43=52)
 
Ở trên là phần tóm tắt 34 qui tắc rút gọn từ CQN qua CVN.
 
Sau khi nắm vững 34 qui tắc CVN ở trên, ta dùng 18 chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu (KHD), thay thế dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN để tạo thành CVNSS4.0.
 
2) KÝ HIỆU DẤU (KHD) thay CQN và CVN bằng chữ cái
 
Có tất cả 18 qui tắc KHD, thay thế dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN để tạo thành Cvnss4.0.
Chia ra 4 nhóm như sau:
 
- Nhóm dấu Nón ^: B, D, Q, G, F. (thay Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng).
- Nhóm dấu Móc ˀ hay dấu Trăng ᨆ: X, K, V, W, H. (thay Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng).
- Nhóm không dấu phụ: J, L, Z, S, R. (thay Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng).
- Nhóm thanh ngang: O, Y, P (không có dấu thanh).
 
1) Nhóm dấu Nón ^: B, D, Q, G, F
Thay: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn có dấu Nón ^ ở CQN.
 
Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image004

MẸO NHỚ:
B, D, Q, G, F thì kín phía trên như nón, mưa không rơi vào được trong ký tự.
 
2) Nhóm dấu Móc ˀ hay dấu Trăng : X, K, V, W, H
Thay: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn có dấu móc ˀ hay dấu trăng ᨆ ở CQN.
 
Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image006


MẸO NHỚ:
Ta nhớ X, K, V, W, H thì hở phía trên như trăng liềm, mưa rơi vào được trong ký tự.
 
3) Nhóm không dấu phụ: J, L, Z, S, R
Thay: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn không có dấu phụ (nón, móc, trăng) ở CQN.

Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image008
 
MẸO NHỚ:
Để nhớ J, L, Z, S, R là: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ta có thể nhớ như sau:
- J thẳng hướng dấu sắc '.
- L thẳng hướng dấu huyền `.
- Z dạng như dấu hỏi ˀ.
- S dạng như dấu ngã ~.
- R dạng gọn như dấu nặng.
 
4) Nhóm thanh ngang: Y, O, P
 
Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image010


Giải thích thêm các ví dụ ở chữ P:
 
- Loay = laj (cvn) = lajp (cvnss4.0) để không hiểu lầm là ‘lá’ (ở cvnss: laj = lá).
- Long = log (cvn) = logp (cvnss4.0) để không hiểu lầm là ‘lỗ’ (ở cvnss: log = lỗ).
- Reng = reg (cvn) = regp (cvnss4.0) để không hiểu lầm là ‘rễ’ (ở cvnss: reg = rễ).
- Khoen = kel (cvn) = kelp (cvnss), để không hiểu lầm là ‘khè’ (ở cvnss: kel = khè).
- Oai = oj (cvn) = ojp (cvnss4.0), để không hiểu lầm là ‘ó’ (ở cvnss: oj = ó).
- Toan = tol (cvn) = tolp (cvnss4.0), để không hiểu lầm là ‘tò’ (ở cvnss: tol = tò).
- Toang = toz (cvn) = tozp (cvnss4.0), để không hiểu lầm là ‘tỏ’ (ở cvnss: toz = tỏ).
 
 
C. BẢNG TÓM TẮT CÔNG THỨC CHỮ VN SONG SONG 4.0
 
Bảng tóm tắt sau đây do độc giả Trần Thị Minh tự soạn. Đường dẫn để in ra:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/BangTomTatCongThucChuVNSongSong.pdf

Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image012



D. VÍ DỤ THƠ VĂN BẰNG CHỮ QUỐC NGỮ VÀ CHỮ VN SONG SONG 4.0
 
1) Đoạn mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng CQN và CVNSS4.0:
 
Trăm năm trong cõi người ta, (CQN)
Tramo namo trogp cois wujk ta, (Cvnss4.0)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Chuw tail chuw mehf keoj lal get nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Traiz qa motf cusf beq zauy,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nhugw diwd trogy thayb mal dau donx logl.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Lar jil biz sacx tuo fogp,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Troik xahp qen thoij maj hogd dahj gen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Caoz thomo land jov trusx denl,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Fogp tihl coj lucr conl tryld suv xahp.
 
2) So sánh đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 giữa CQN, CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex:
 
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
 
• CVNSS4.0:
Hoiw dogd baol caz nusx,
"Tatb caz moir wujk deud sihp ra coj qyld bihl dagv. Taor hoaj cho hor nhugw qyld kogy ai coj theq xamy famr dush; trogp nhugw qyld ayb, coj qyld dush sogb, qyld tuh zo val qyld muuo caud hahr fuc".
Loik batb huz ayb ov trogp banz Tyly wony docf lapf namo 1776 cuaz nusx Mis. Sy rogf ra, cauy ayb coj ij wias lal: tatb caz cac zany tocf treny theb joix deud sihp ra bihl dagv; zany tocf naol cugs coj qyld sogb, qyld sugp suzx val qyld tuh zo.
Banz Tyly wony nhany qyld val zany qyld cuaz Cakj magr Fap namo 1791 cugs noij:
"Wujk ta sihp ra tuh zo val bihl dagv ved qyld loih, val faiz luly luly dush tuh zo val bihl dagv ved qyld loih".
Doj lal nhugw les faiz kogy ai choib cais dush.
 
Đoạn trên gõ:
- 705 phím, tính luôn phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
- 562 phím, không tính phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
 
• Kiểu gõ Telex:
Howsi ddoofng bafo car nuowsc,
“Taast car moji nguowfi ddeefu sinh ra cos quyeefn bifnh ddawrng. Tajo hosa cho hoj nhuwsng quyeefn khoong ai cos theer xaam phajm dduowjc; trong nhuwxng quyeefn aasy, cos quyeefn dduowjc soosng; quyeefn tuwj do vaf quyeefn muwu caafu hajnh phusc”.
Lowfi baast hur aasy owr trong barn Tuyeen ngoon ddoojc laajp nawm 1776 cuaz nuowsc Myx. Suy roojng ra, caau aasy cos ys nghixa laf: taast car casc daan toojc treen thees giowsi ddeefu sinh ra bifnh ddawrng; daan toojc nafo cuxng cos quyeefn soosng, quyeefn sung suowsng vaf quyeefn tuwj do.
Barn Tuyeen ngoon daan quyeefn vaf daan quyeefn cura Casch majng Phasp nawm 1791 cuxng nosi:
“Nguowfi ta sinh ra tuwj do vaf bifnh ddawrng veef quyeefn lowji, vaf phari luoon luoon dduowjc tuwj do vaf bifnh ddawrng veef quyeefn lowji”.
Ddos laf nhuwxng lex phari khoong ai choosi caxi dduowjc.
 
Đoạn trên gõ:
- 865 phím, tính luôn phím cách và các phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
- 717 phím, không tính phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
 
Tỉ lệ tiết kiệm số phím gõ giữa CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex:
- 18,49%, tính luôn phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
- 21,61%, không tính phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép.
 
3) So sánh các từ có vần dài như các vần: uyên, uyêt, iêng, uông, ương, … giữa CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex:
 
CQN có nhiều từ có vần rất dài như 5 vần: uyên, uyêt, iêng, uông, ương.
Ta phải gõ rất nhiều phím các từ có 5 vần trên với kiểu gõ Telex hay VNI.
Còn với CVNSS4.0 thì gõ rất ít phím các từ có 5 vần trên.
 
Thử so sánh một số ví dụ sau đây.


Công thức CHỮ VN SONG SONG 4.0 và Ví dụ​ Image014



Tỉ lệ tiết kiệm số phím gõ giữa CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex: 44,32%.

 
E. CÁCH ĐỌC VÀ ĐÁNH VẦN CHỮ VN SONG SONG 4.0
 
Nhiều độc giả đã đặt câu hỏi làm sao đọc hoặc đánh vần CVNSS4.0 khi nó được dùng như bộ chữ.  
 
1) Các vần: uyên, uyu, oet, ăng, oăn... thì đánh vần thế nào?
Có độc giả là Từ Anh Tuấn hỏi chúng tôi ‘Làm sao đánh vần chữ VN Song Song 4.0.?’
Chúng tôi trả lời là nên đọc nguyên cả vần, chứ không đánh vần từng chữ cái trong vần.
 
Anh Tuấn chưa hài lòng và hỏi tiếp câu hỏi nguyên văn như sau:
‘Qua giới thiệu của anh thì phần vần không đánh vần được và buộc người học phải nhớ? Nếu buộc đánh vần thì thế nào ạ? Ví dụ các vần uyên, uyu, oet, ăng, oăn... thì đánh vần thế nào ạ?’.
 
Câu trả lời như sau:
Khi học sinh bắt đầu học đến vần "uyên" thì các em đã biết đọc các nguyên âm, phụ âm và 5 dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
Nếu buộc đánh vần "uyên" ở chữ Quốc ngữ thì các giáo viên thường dạy đánh vần là "u-i dài-ê-nờ- uyên", chỉ đọc âm từng chữ cái (mà học sinh đã biết đọc) rồi cuối cùng đọc là "uyên". Do đó, công đoạn đọc âm từng chữ cái trước âm "uyên" là không cần thiết vì học sinh đã biết đọc âm các chữ cái trong vần "uyên".
 
Tương tự, với chữ "uyển", nếu buộc phải đánh vần thì các giáo viên thường dạy đánh vần "u-i dài-ê-nờ- uyên-hỏi-uyển", chỉ đọc âm từng chữ cái và âm dấu hỏi (mà học sinh đã biết đọc) rồi cuối cùng đọc là "uyển".
Công đoạn đọc âm từng chữ cái và âm dấu hỏi trước âm "uyển" là không cần thiết vì học sinh đã biết đọc âm các chữ cái và dấu hỏi rồi.
Vì vậy, khi thấy chữ "uyển" thì học sinh nên đọc thẳng là "uyển" vì học sinh đã biết đọc âm toàn bộ chữ cái và dấu thanh.
Như vậy đỡ mất thì giờ ê a đọc đi đọc lại âm từng chữ cái. Lớp học đỡ mệt mỏi hơn.
 
Và đến lúc dạy các từ có vần "uyên", như khi thấy chữ "chuyên", bộ óc học sinh tự động có thể đọc ngay là "chuyên" vì giai đoạn này học sinh chắc chắn đã biết đọc chữ "cha".
 
Tương tự, khi học sinh thấy chữ "tuyển", bộ óc học sinh có thể tự động đọc ngay là "tuyển" vì giai đoạn này học sinh chắc chắn đã biết đọc chữ "tả".
 
Qua phân tích trên, ta thấy việc dạy đánh vần các nguyên âm ghép như: uyên, uyu, oet, ăng, oăn, ... là không cần thiết. Học sinh nên đọc nguyên cả vần. Học sinh không cần phải đọc âm từng chữ cái một trong các vần như: uyên, uyu, oet, ăng, oăn, ...
Ta đọc nguyên cả vần. Và khi đã biết đọc các vần, học sinh chỉ ráp phụ âm đầu vào vần đang học là đọc được chữ.
 
Khi dạy đánh vần chữ 4.0, ta cũng áp dụng nguyên tắc như đã phân tích ở trên. Ta đọc nguyên cả vần. Và khi đã biết đọc các vần, học sinh chỉ ráp phụ âm đầu vào vần đang học là đọc được chữ.
 
Ví dụ:
- YLY= uyên, khi thấy vần "yly", ta đọc là "uyên". Và khi nhớ cách đọc vần yly rồi, thấy chữ "tyly", "chyly", ... bộ óc học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "tuyên", "chuyên".
 
- YLB= uyến, khi thấy vần "ylb", ta đọc là "uyến". Và khi nhớ cách đọc vần ylb rồi, thấy chữ "tylb", "chylb", ... học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "tuyến", "chuyến".
 
- YLD= uyền, khi thấy vần "yld", ta đọc là "uyền". Và khi nhớ cách đọc vần yld rồi, thấy chữ "hyld", "qyld", ... học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "huyền", "quyền".
 
- YLQ= uyển, khi thấy vần "ylq", ta đọc là "uyển". Và khi nhớ cách đọc vần ylq rồi, thấy chữ "qylq", "chylq", ... học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "quyển", "chuyển".
 
- YLG= uyễn, khi thấy vần "ylg", ta đọc là "uyễn". Và khi nhớ cách đọc vần ylq rồi, thấy chữ "nhylq", "wylq", ... học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "nhuyễn", "nguyễn".
 
- YLF= uyện, khi thấy vần "ylf", ta đọc là "uyện". Và khi nhớ cách đọc vần ylf rồi, thấy chữ "qylf", "chylq", ... bộ óc học sinh sẽ biết đọc 2 chữ này là "quyện", "chuyện".
 
Nói tóm lại, theo phương pháp sư phạm mới, dù dạy đánh vần chữ Quốc ngữ hay chữ 4.0, ta nên dạy đọc nguyên cả vần hay cả chữ.
 
2) Chữ "docb tok" (đốc tờ) thì đánh vần thế nào?
Gần đây, có độc giả Quả Cầu hỏi: ‘...Sau khi quen chữ 4.0 rồi thì nhìn chữ "docb tok" (đốc tờ) ta cũng có thể phát âm nhanh là “đốc tờ”, nhưng nếu cần phải dạy cho trẻ em đánh vần như "đờ ốc đốc sắc đốc, tờ ơ tơ huyền tờ", thì sẽ dạy bộ chữ 4.0 như thế nào?’.
 
Câu trả lời như sau:
Theo phương pháp sư phạm mới trong việc dạy đọc hoặc đánh vần chữ Quốc ngữ vài chục năm qua thì trẻ em đọc nguyên chữ hoặc nguyên vần. Khi cần đánh vần thì ráp phụ âm đầu chữ với vần và thêm dấu thanh (nếu có) như ví dụ nêu ra ở trên ta đánh vần là "đờ ốc đốc sắc đốc, tờ ơ tơ huyền tờ".
 
Dạy đọc hay đánh vần bộ chữ 4.0 cũng theo phương pháp mới này, nghĩa là trẻ em đọc nguyên chữ hoặc nguyên vần. Khi cần đánh vần thì ráp phụ âm đầu chữ với vần mà thôi, không đánh vần thêm dấu thanh vì ở chữ 4.0 thì dấu phụ và dấu thanh kết hợp trong một chữ cái ở cuối từ, gọi là Ký Hiệu Dấu. Chẳng hạn:
 
- B = (dấu ^ + dấu sắc)
Docb = đốc, tocb = tốc, bonb = bốn.
 
- K = (dấu móc + dấu huyền) hay (dấu trăng + dấu huyền)
Tok = tờ, cok = cờ, lonk = lờn, lank = lằn.
 
Ví dụ đánh vần:
- Chữ "docb tok" đánh vần là "đờ ốc đốc, tờ ờ tờ".
- Chữ "docf tob" (độc tố) đánh vần là "đờ ộc độc, tờ ố tố".
- Chữ "wizy wuav" (nghiêng ngửa) đánh vần là "ngờ nghiêng, ngờ ửa ngửa".
- Chữ "Kydb divq" (Khuyết điểm) đánh vần là "khờ uyết khuyết, đờ iểm điểm".
- Chữ "Fuzk, Qanf, Hylf" (Phường, Quận, Huyện) đánh vần là "phờ ường phường, quờ ận quận, hờ uyện huyện".
- Câu "Uzb nusx nhox wuld" (Uống nước nhớ nguồn) đánh vần là "uống, nờ ước nước, nhờ ớ nhớ, ngờ uồn nguồn".
 
Mời đọc thêm bài tham luận ‘Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?’ mà chúng tôi đã viết năm 2011 ở:
http://chuvietnhanh.sf.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm


_____________________
Copyright: Kiều Trường Lâm & Trần Tư Bình (phiên bản ngày 01-10-2021)

- Kiều Trường Lâm (kieutruonglam@gmail.com)
- Trần Tư Bình (tubinhtran@gmail.com)

_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 380
Join date : 20/09/2012

https://www.chuviet.net

Admin likes this post

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết