NHÂN NGÀY TIẾNG MẸ ĐẺ 21/02 - Tác giả: Nguyên Hoàng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHÂN NGÀY TIẾNG MẸ ĐẺ 21/02 - Tác giả: Nguyên Hoàng
NHÂN NGÀY TIẾNG MẸ ĐẺ 21/02
(Tác giả: Nguyên Hoàng)
=======
Ngày 21/02 hàng năm là ngày TIẾNG MẸ ĐẺ QUỐC TẾ. Đây là ngày mà UNESCO qui định làm ngày tưởng niệm để các dân tộc trên toàn thế giới bảo tồn và phát huy TIẾNG MẸ ĐẺ.
Việc Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) cũng lấy ngày 21/02 hàng năm làm ngày kỉ niệm CVNSS4.0 mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tiếng nói và chữ viết có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau, nó tác động qua lại để thúc đẩy nhau phát triển.
Nếu như tiếng nói là một phương tiện để biểu đạt bằng lời nói, thì chữ viết là phương tiện của lời nói…để biểu đạt lời nói (ngôn ngữ) bằng những ký hiệu (chữ viết).
“Lời nói gió bay”, hành động, cử chỉ rồi sẽ quên… Nhưng chữ viết sẽ ghi lại tất cả?
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển chữ viết Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng, xin mời các bạn đọc kỹ phần tóm tắt bài sưu tầm dưới đây của chúng tôi:
“Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng chữ Hán, chữ Nôm. Chữ Hán là chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt, khác hẳn giọng của những người Tàu mặc dù nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ.
Vì truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, nên chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt. Vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét.
Khác với chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La-Tinh ghép thành.
Cho đến nay có nhiều người nghĩ rằng Alexandre de Rhodes đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ? Theo nghiên cứu của giáo sư Thanh Lãng thì “De Rhodes không phải là ông tổ duy nhất của chữ Quốc Ngữ và cũng không phải là một trong những ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Sự phiên âm đã có trước khi De Rhodes chưa đến Việt Nam …Nói như vậy không phải là chúng ta phủ nhận những công trình của De Rhodes đối với chữ Quốc Ngữ, quyển tự điển do chính ông soạn là quyển từ điển Quốc Ngữ lâu đời nhất (1651) mà chúng ta còn giữ lại được.
Trở lại vấn đề, ai là người chế ra chữ Quốc Ngữ? Không có một cá nhân nào hết. Trước De Rhodes đã có những giáo sĩ người Bồ Đào Nha như Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa đã làm những quyển tự điển đầu tiên. Nhưng ngay cả hai giáo sĩ này cũng không phải là những người chế ra chữ Quốc Ngữ, vì trước đó đã có nhiều giáo sĩ giỏi tiếng Việt như J. Roiz, G. Luis, C. Borri, v.v. còn để lại nhiều tại liệu viết từ năm 1621 (De Rhodes 1626).
Vậy, chữ Quốc Ngữ được sáng chế ra bởi cả một số đông giáo sĩ trong quá trình ghi chép, phiên âm và sử dụng hàng chục năm, không xác định được là năm nào, là cá nhân nào.
Trong giai đoạn đầu chữ Quốc Ngữ còn nhiều khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là: chưa có các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), viết dính nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm.
Chẳng hạn như:
-Quanmguya = Quảng Ngãi
-Onsaij = ông sải
-Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết
-Mocaij = một cái.
Hồi này chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau:
-d = đ (đói = doij)
-sc = x, (xin = scin)
-b = v, (vào = bau).
Lại thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên:
-gn = nhcia = ch
Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi:
-Thien chu = thiên chũ (thiên chúa)
-ngaọc huan = ngọc hoàng
Đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo.
Một vài chữ từ tài liệu của Amaral:
-Đàng tlaõ = đàng trong,
-Đàng ngoày = đàng ngoài,
-Đàng tlên = đàng trên
-Nhà thương đây = nhà thượng đài.
Đến đây ta đã thấy chữ Quốc Ngữ đã tiến một bước dài.
Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, v.v.), các âm kép (au, ưa, âĩ, v.v.), và những phụ âm kép (nh, ch, ng, v.v.).
Nhưng chữ Quốc Ngữ chưa thật sự trưởng thành cho đến năm 1651 khi quyển tự điển Việt-Bồ-La (Việt Nam – Portugese – Latin) và quyển Giáo Lý của De Rhodes ra đời. Sự ra đời của quyển Từ Điển này là một cái mốc quan trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ.
Từ Điển Béhaine (1772) Sau De Rhodes là P. De Béhaine (thường được gọi là Bá Đa Lộc), với sự cộng tác của Hồ Văn Nghi và một số người Việt khác đã hoàn thành quyển từ điển Annam – Latin.
Những cải tiến trong quyển từ điển này là: Thống nhất các phụ âm đầu, loại bỏ các phụ âm: bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối.
Ngoài ra, vì được sự cộng tác của nhiều người Việt cho nên trong quyển từ điển này có cả trăm câu ca dao, tục ngữ rất có giá trị như:
-Sá bao cá chậu chim lồng.
-Hễ người quân tử có cùng mới nên.
-Duỗi theo ống thẳng lận theo bầu tròn.
-Bụng làm dạ chịu.
-Cháu đẻ ra ông.
-Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy.
-Cầm gươm chém khó, khó theo sau.
Những câu này đã được ghi bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và chữ Latin. Thật là một tài liệu giá trị.
Từ Điển Taberd (1832) Với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam khác, Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển tự điển của Béhaine để hoàn tất hai quyển tự điển: Annam-Latin và Latin-Annam
Taberd chỉ chủ trương và phối hợp. Còn công việc biên soạn phần Nôm, phần Quốc Ngữ và thích nghĩa là công việc của một số người Việt Nam.
Cho đến năm 1862, chữ Quốc Ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ Quốc Ngữ đã trở nên phổ thông.
Cần sử dụng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ Quốc Ngữ và vì chữ Quốc Ngữ rất là dễ học so với chữ Nôm hoặc chữ Hán, chữ Quốc Ngữ trở nên thông dụng.
Trong giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ được ấn hành như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Gia Huấn Ca, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, v.v.
Đặc biệt là quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), quyển tự điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa mà ngày nay không còn được sử dụng nữa. Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quí giá.
Song song với những tác phẩm trên, nhiều tờ báo đã được lưu hành như Gia Định Báo (1865), Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Nam Kỳ Địa Phận (1883), Nông Cổ Mím Đàm (1901), v.v. Đánh dấu sự tiến triển vượt bực của chữ Quốc Ngữ.
Chữ Quốc Ngữ đã góp phần to lớn trong công việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Vì dễ học, cho nên đại đa số quần chúng có thể thưởng thức những tác phẩm Hán và Nôm đã được Quốc Ngữ hóa. Nhiều tác phẩm mới đã được phát hành rộng rãi vì phương tiện ấn loát dễ dàng và ít tốn kém, đặc biệt là từ khi chữ Quốc Ngữ được điện toán hóa.
Chữ Quốc Ngữ đã tạo điều kiện cho nền Văn Học Việt Nam phát triển toàn diện.
Ghi chú: Trên đây là phần tóm lược của chúng tôi từ tài liệu do một số Thầy trường Văn Lang đã tóm lược.
(Tài liệu: Chữ Quốc Ngữ trên Đất Sài Gòn – Gia Định. Những Thế Kỷ XVII-XVII-XIX của Trần Văn Giàu, Thanh Lãng và Hoàng Xuân Việt)
————————————
Qua phần chúng tôi đã tóm lược tài liệu ở trên, chúng ta đã hiểu được rằng: Chữ Quốc Ngữ hiện nay rất khác với chữ Quốc Ngữ lúc mới hình thành? Nó đã được CHỈNH SỬA, THÊM, BỚT…ĐỂ NGÀY CÀNG HOÀN CHỈNH VÀ TIỆN LỢI HƠN.
Đây là điều tất yếu! Một việc làm cần thiết, phù hợp với qui luật phát triển của xã hội. (Chữ viết là PHƯƠNG TIỆN được sửa, chỉnh theo thời gian để ngày càng hoàn hảo hơn).
Vấn đề đặt ra là:
Chữ Quốc Ngữ như hiện nay đã hoàn chỉnh chưa? Có cần phải được tiếp tục chỉnh sửa nữa hay không?
Để tìm hiểu thêm… Xin mời các bạn hãy đọc bài viết của Thầy Trần Tư Bình về công thức CVNSS4.0 ở:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
Sau đây, chúng tôi xin được trình bày tiếp 3 nội dung quan trọng cần phải được làm rõ ở trong bài viết này:
1- Tiếp tục cải tiến chữ Quốc Ngữ cho hoàn chỉnh hơn là việc làm đúng đắn và cần thiết. Không có gì là “MẤT BÌNH THƯỜNG” mà đây chỉ là sự tiếp tục cần thiết như nó vốn có.
Nhưng tại sao có một số người lại không tán thành? Chúng ta có thể hiểu vì một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-Chúng ta chưa tìm hiểu để biết rõ chữ Quốc Ngữ được hình thành và phát triển cho đến bây giờ đã trải qua quá trình chỉnh sửa như thế nào? (Chữ Quốc Ngữ lúc mới hình thành và bây giờ đã khác xưa nhiều lắm!).
-Tâm lý chung chúng ta không thích thay đổi thói quen. Câu chuyện thuở xa xưa…“Quả đất hình tròn” là một minh chứng điển hình.
-Cũng có thể do vô tình, chưa tìm hiểu nên chưa thấy hết những tồn tại bất cập không đáng có của chữ Quốc Ngữ hiện nay.
-Chúng ta chưa đọc công trình nghiên cứu để hiểu Chữ Việt Nam Song Song 4.0 như thế nào.
-Cũng vẫn còn có nhiều người coi chữ Quốc Ngữ là “Hồn thiêng sông núi”, là “Quốc hồn quốc túy” vì chưa phân biệt rạch ròi giữa tiếng nói và chữ viết…
Trong lúc:
Tiếng nói là ngôn ngữ cần phải được bảo tồn và phát triển. Nó mới là “Quốc hồn, quốc túy!”. Còn chữ viết chỉ là phương tiện để thể hiện, biểu đạt (ghi lại) tiếng nói một cách hiệu quả nhất. (Tiếng nói là kí hiệu còn chữ viết là kí hiệu của kí hiệu). Sự thay đổi phương tiện là quy luật của phát triển. Phương tiện (chữ viết) càng chỉnh sửa, càng hiện đạị thì tiếng nói (ngôn ngữ) càng phát triển.
2- Theo dõi những bình luận trên Facebook, một số người cho rằng: Không nên “CHỈNH SỬA” nữa! Chữ Quốc Ngữ hiện nay đã hoàn chỉnh lắm rồi!?
Đây là một trong những quan niệm sai lầm không đáng có.
-Thay đổi sẽ gây tốn kém cho ngân sách Nhà Nước, phải in lại toàn bộ kho tàng văn hóa của dân tộc? In laij các văn bằng, chứng chỉ, khế ước, tiền bạc và tất cả các văn bản bằng chữ Quốc Ngữ…Thay đổi trong quan hệ quốc tế…
-Đất nước còn nghèo…!
-Vấn đề quá sức phức tạp…
-Người lớn sẽ trở nên mù chữ…vân vân và vân vân…
Lo nghĩ của các bạn là đúng! Nhưng không phải hoàn toàn như vậy?
Chữ VNSS4.0 là thứ chữ mà những người biết chữ Quốc Ngữ chỉ mất từ 2 – 4 giờ tìm hiểu là đọc và viết được ngay. Nên những văn bản bằng chữ Quốc Ngữ nói chung không cần phải thay đổi. Vì ai biết chữ VNSS4.0 đều đọc và viết được chữ Quốc Ngữ.
Bởi vì, chữ Quốc Ngữ và chữ VNSS4.0 được dùng song song nên bạn viết bằng chữ Quốc Ngữ hay chữ VNSS4.0 đều được. Không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”.
Bằng chứng Trung Quốc hơn 1,7 tỷ dân có một kho tàng văn hóa đồ sộ hàng ngàn năm, vẫn thay chữ Hán phồn thể sang chữ Hán giản thể? Mà…đất nước của họ vẫn phát triển và vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới về kinh tế.
Các bạn không cần phải lo. Những bộ phận tham mưu có chức năng sẽ tính toán để giải quyết vấn đề này.
3- Là người Việt Nam chân chính, chúng ta cần phải àm gì?
Theo chúng tôi, cách đúng đắn nhất là ủng hộ sáng kiến chữ VNSS4.0, cùng nhau tìm hiểu, trao đổi, học hỏi…đóng góp chân tình cho sáng kiến tiến bộ này, cùng nhau tích cực tuyên truyền vận động mọi người tìm hiểu chữ VNSS4.0 vì tương lai con em của chúng ta và của cả dân tộc VN thân yêu của chúng ta!
Chúng tôi nghĩ đây chính là cách tốt nhất để cho đất nước chúng ta không bị lạc hậu, đủ tâm, đủ tầm, ngẩng cao đầu, sánh vai với bè bạn năm châu bốn biển cùng tiến lên.
Thân ái, chân thành xin được chia sẻ với các bạn bài viết ngắn này. Xin cảm ơn các bạn đã đọc.
---------
Tác giả: Hoàng Nguyên.
Fb: Nguyên Hoàng https://www.facebook.com/profile.php?id=61552469565252
#chuvnsongsong
(Tác giả: Nguyên Hoàng)
=======
Ngày 21/02 hàng năm là ngày TIẾNG MẸ ĐẺ QUỐC TẾ. Đây là ngày mà UNESCO qui định làm ngày tưởng niệm để các dân tộc trên toàn thế giới bảo tồn và phát huy TIẾNG MẸ ĐẺ.
Việc Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) cũng lấy ngày 21/02 hàng năm làm ngày kỉ niệm CVNSS4.0 mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tiếng nói và chữ viết có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau, nó tác động qua lại để thúc đẩy nhau phát triển.
Nếu như tiếng nói là một phương tiện để biểu đạt bằng lời nói, thì chữ viết là phương tiện của lời nói…để biểu đạt lời nói (ngôn ngữ) bằng những ký hiệu (chữ viết).
“Lời nói gió bay”, hành động, cử chỉ rồi sẽ quên… Nhưng chữ viết sẽ ghi lại tất cả?
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển chữ viết Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng, xin mời các bạn đọc kỹ phần tóm tắt bài sưu tầm dưới đây của chúng tôi:
“Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng chữ Hán, chữ Nôm. Chữ Hán là chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt, khác hẳn giọng của những người Tàu mặc dù nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ.
Vì truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, nên chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt. Vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét.
Khác với chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La-Tinh ghép thành.
Cho đến nay có nhiều người nghĩ rằng Alexandre de Rhodes đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ? Theo nghiên cứu của giáo sư Thanh Lãng thì “De Rhodes không phải là ông tổ duy nhất của chữ Quốc Ngữ và cũng không phải là một trong những ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Sự phiên âm đã có trước khi De Rhodes chưa đến Việt Nam …Nói như vậy không phải là chúng ta phủ nhận những công trình của De Rhodes đối với chữ Quốc Ngữ, quyển tự điển do chính ông soạn là quyển từ điển Quốc Ngữ lâu đời nhất (1651) mà chúng ta còn giữ lại được.
Trở lại vấn đề, ai là người chế ra chữ Quốc Ngữ? Không có một cá nhân nào hết. Trước De Rhodes đã có những giáo sĩ người Bồ Đào Nha như Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa đã làm những quyển tự điển đầu tiên. Nhưng ngay cả hai giáo sĩ này cũng không phải là những người chế ra chữ Quốc Ngữ, vì trước đó đã có nhiều giáo sĩ giỏi tiếng Việt như J. Roiz, G. Luis, C. Borri, v.v. còn để lại nhiều tại liệu viết từ năm 1621 (De Rhodes 1626).
Vậy, chữ Quốc Ngữ được sáng chế ra bởi cả một số đông giáo sĩ trong quá trình ghi chép, phiên âm và sử dụng hàng chục năm, không xác định được là năm nào, là cá nhân nào.
Trong giai đoạn đầu chữ Quốc Ngữ còn nhiều khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là: chưa có các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), viết dính nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm.
Chẳng hạn như:
-Quanmguya = Quảng Ngãi
-Onsaij = ông sải
-Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết
-Mocaij = một cái.
Hồi này chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau:
-d = đ (đói = doij)
-sc = x, (xin = scin)
-b = v, (vào = bau).
Lại thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên:
-gn = nhcia = ch
Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi:
-Thien chu = thiên chũ (thiên chúa)
-ngaọc huan = ngọc hoàng
Đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo.
Một vài chữ từ tài liệu của Amaral:
-Đàng tlaõ = đàng trong,
-Đàng ngoày = đàng ngoài,
-Đàng tlên = đàng trên
-Nhà thương đây = nhà thượng đài.
Đến đây ta đã thấy chữ Quốc Ngữ đã tiến một bước dài.
Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm (a, ă, â, e, ê, v.v.), các âm kép (au, ưa, âĩ, v.v.), và những phụ âm kép (nh, ch, ng, v.v.).
Nhưng chữ Quốc Ngữ chưa thật sự trưởng thành cho đến năm 1651 khi quyển tự điển Việt-Bồ-La (Việt Nam – Portugese – Latin) và quyển Giáo Lý của De Rhodes ra đời. Sự ra đời của quyển Từ Điển này là một cái mốc quan trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ.
Từ Điển Béhaine (1772) Sau De Rhodes là P. De Béhaine (thường được gọi là Bá Đa Lộc), với sự cộng tác của Hồ Văn Nghi và một số người Việt khác đã hoàn thành quyển từ điển Annam – Latin.
Những cải tiến trong quyển từ điển này là: Thống nhất các phụ âm đầu, loại bỏ các phụ âm: bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối.
Ngoài ra, vì được sự cộng tác của nhiều người Việt cho nên trong quyển từ điển này có cả trăm câu ca dao, tục ngữ rất có giá trị như:
-Sá bao cá chậu chim lồng.
-Hễ người quân tử có cùng mới nên.
-Duỗi theo ống thẳng lận theo bầu tròn.
-Bụng làm dạ chịu.
-Cháu đẻ ra ông.
-Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy.
-Cầm gươm chém khó, khó theo sau.
Những câu này đã được ghi bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và chữ Latin. Thật là một tài liệu giá trị.
Từ Điển Taberd (1832) Với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam khác, Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển tự điển của Béhaine để hoàn tất hai quyển tự điển: Annam-Latin và Latin-Annam
Taberd chỉ chủ trương và phối hợp. Còn công việc biên soạn phần Nôm, phần Quốc Ngữ và thích nghĩa là công việc của một số người Việt Nam.
Cho đến năm 1862, chữ Quốc Ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ Quốc Ngữ đã trở nên phổ thông.
Cần sử dụng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ Quốc Ngữ và vì chữ Quốc Ngữ rất là dễ học so với chữ Nôm hoặc chữ Hán, chữ Quốc Ngữ trở nên thông dụng.
Trong giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ được ấn hành như: Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Gia Huấn Ca, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, v.v.
Đặc biệt là quyển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), quyển tự điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Quyển này chứa nhiều từ ngữ xưa mà ngày nay không còn được sử dụng nữa. Vì vậy, nó là một kho tài liệu vô cùng quí giá.
Song song với những tác phẩm trên, nhiều tờ báo đã được lưu hành như Gia Định Báo (1865), Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Nam Kỳ Địa Phận (1883), Nông Cổ Mím Đàm (1901), v.v. Đánh dấu sự tiến triển vượt bực của chữ Quốc Ngữ.
Chữ Quốc Ngữ đã góp phần to lớn trong công việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà.
Vì dễ học, cho nên đại đa số quần chúng có thể thưởng thức những tác phẩm Hán và Nôm đã được Quốc Ngữ hóa. Nhiều tác phẩm mới đã được phát hành rộng rãi vì phương tiện ấn loát dễ dàng và ít tốn kém, đặc biệt là từ khi chữ Quốc Ngữ được điện toán hóa.
Chữ Quốc Ngữ đã tạo điều kiện cho nền Văn Học Việt Nam phát triển toàn diện.
Ghi chú: Trên đây là phần tóm lược của chúng tôi từ tài liệu do một số Thầy trường Văn Lang đã tóm lược.
(Tài liệu: Chữ Quốc Ngữ trên Đất Sài Gòn – Gia Định. Những Thế Kỷ XVII-XVII-XIX của Trần Văn Giàu, Thanh Lãng và Hoàng Xuân Việt)
————————————
Qua phần chúng tôi đã tóm lược tài liệu ở trên, chúng ta đã hiểu được rằng: Chữ Quốc Ngữ hiện nay rất khác với chữ Quốc Ngữ lúc mới hình thành? Nó đã được CHỈNH SỬA, THÊM, BỚT…ĐỂ NGÀY CÀNG HOÀN CHỈNH VÀ TIỆN LỢI HƠN.
Đây là điều tất yếu! Một việc làm cần thiết, phù hợp với qui luật phát triển của xã hội. (Chữ viết là PHƯƠNG TIỆN được sửa, chỉnh theo thời gian để ngày càng hoàn hảo hơn).
Vấn đề đặt ra là:
Chữ Quốc Ngữ như hiện nay đã hoàn chỉnh chưa? Có cần phải được tiếp tục chỉnh sửa nữa hay không?
Để tìm hiểu thêm… Xin mời các bạn hãy đọc bài viết của Thầy Trần Tư Bình về công thức CVNSS4.0 ở:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
Sau đây, chúng tôi xin được trình bày tiếp 3 nội dung quan trọng cần phải được làm rõ ở trong bài viết này:
1- Tiếp tục cải tiến chữ Quốc Ngữ cho hoàn chỉnh hơn là việc làm đúng đắn và cần thiết. Không có gì là “MẤT BÌNH THƯỜNG” mà đây chỉ là sự tiếp tục cần thiết như nó vốn có.
Nhưng tại sao có một số người lại không tán thành? Chúng ta có thể hiểu vì một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-Chúng ta chưa tìm hiểu để biết rõ chữ Quốc Ngữ được hình thành và phát triển cho đến bây giờ đã trải qua quá trình chỉnh sửa như thế nào? (Chữ Quốc Ngữ lúc mới hình thành và bây giờ đã khác xưa nhiều lắm!).
-Tâm lý chung chúng ta không thích thay đổi thói quen. Câu chuyện thuở xa xưa…“Quả đất hình tròn” là một minh chứng điển hình.
-Cũng có thể do vô tình, chưa tìm hiểu nên chưa thấy hết những tồn tại bất cập không đáng có của chữ Quốc Ngữ hiện nay.
-Chúng ta chưa đọc công trình nghiên cứu để hiểu Chữ Việt Nam Song Song 4.0 như thế nào.
-Cũng vẫn còn có nhiều người coi chữ Quốc Ngữ là “Hồn thiêng sông núi”, là “Quốc hồn quốc túy” vì chưa phân biệt rạch ròi giữa tiếng nói và chữ viết…
Trong lúc:
Tiếng nói là ngôn ngữ cần phải được bảo tồn và phát triển. Nó mới là “Quốc hồn, quốc túy!”. Còn chữ viết chỉ là phương tiện để thể hiện, biểu đạt (ghi lại) tiếng nói một cách hiệu quả nhất. (Tiếng nói là kí hiệu còn chữ viết là kí hiệu của kí hiệu). Sự thay đổi phương tiện là quy luật của phát triển. Phương tiện (chữ viết) càng chỉnh sửa, càng hiện đạị thì tiếng nói (ngôn ngữ) càng phát triển.
2- Theo dõi những bình luận trên Facebook, một số người cho rằng: Không nên “CHỈNH SỬA” nữa! Chữ Quốc Ngữ hiện nay đã hoàn chỉnh lắm rồi!?
Đây là một trong những quan niệm sai lầm không đáng có.
-Thay đổi sẽ gây tốn kém cho ngân sách Nhà Nước, phải in lại toàn bộ kho tàng văn hóa của dân tộc? In laij các văn bằng, chứng chỉ, khế ước, tiền bạc và tất cả các văn bản bằng chữ Quốc Ngữ…Thay đổi trong quan hệ quốc tế…
-Đất nước còn nghèo…!
-Vấn đề quá sức phức tạp…
-Người lớn sẽ trở nên mù chữ…vân vân và vân vân…
Lo nghĩ của các bạn là đúng! Nhưng không phải hoàn toàn như vậy?
Chữ VNSS4.0 là thứ chữ mà những người biết chữ Quốc Ngữ chỉ mất từ 2 – 4 giờ tìm hiểu là đọc và viết được ngay. Nên những văn bản bằng chữ Quốc Ngữ nói chung không cần phải thay đổi. Vì ai biết chữ VNSS4.0 đều đọc và viết được chữ Quốc Ngữ.
Bởi vì, chữ Quốc Ngữ và chữ VNSS4.0 được dùng song song nên bạn viết bằng chữ Quốc Ngữ hay chữ VNSS4.0 đều được. Không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”.
Bằng chứng Trung Quốc hơn 1,7 tỷ dân có một kho tàng văn hóa đồ sộ hàng ngàn năm, vẫn thay chữ Hán phồn thể sang chữ Hán giản thể? Mà…đất nước của họ vẫn phát triển và vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới về kinh tế.
Các bạn không cần phải lo. Những bộ phận tham mưu có chức năng sẽ tính toán để giải quyết vấn đề này.
3- Là người Việt Nam chân chính, chúng ta cần phải àm gì?
Theo chúng tôi, cách đúng đắn nhất là ủng hộ sáng kiến chữ VNSS4.0, cùng nhau tìm hiểu, trao đổi, học hỏi…đóng góp chân tình cho sáng kiến tiến bộ này, cùng nhau tích cực tuyên truyền vận động mọi người tìm hiểu chữ VNSS4.0 vì tương lai con em của chúng ta và của cả dân tộc VN thân yêu của chúng ta!
Chúng tôi nghĩ đây chính là cách tốt nhất để cho đất nước chúng ta không bị lạc hậu, đủ tâm, đủ tầm, ngẩng cao đầu, sánh vai với bè bạn năm châu bốn biển cùng tiến lên.
Thân ái, chân thành xin được chia sẻ với các bạn bài viết ngắn này. Xin cảm ơn các bạn đã đọc.
---------
Tác giả: Hoàng Nguyên.
Fb: Nguyên Hoàng https://www.facebook.com/profile.php?id=61552469565252
#chuvnsongsong
_________________
Chữ Việt Forum
www.chuviet.net
Similar topics
» TRUY KÍCH TẠO NHÂN VẬT, 7 NGÀY NHẬN QUÀ
» LikeWatch - Sự khác biệt từ các nhãn hiệu danh tiếng
» Khủng hoảng nhân sự và giải pháp cho doanh nghiệp
» Chứng nhận đấu thầu tại hà nội,hồ chí minh,có lớp ngày và lớp tối
» [CPVM] Like Fanpage ngay, nhận quà liền tay!
» LikeWatch - Sự khác biệt từ các nhãn hiệu danh tiếng
» Khủng hoảng nhân sự và giải pháp cho doanh nghiệp
» Chứng nhận đấu thầu tại hà nội,hồ chí minh,có lớp ngày và lớp tối
» [CPVM] Like Fanpage ngay, nhận quà liền tay!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|